Giá thành sản phẩm là gì? Làm thế nào để xác định giá thành sản phẩm

Rate this post

Giá thành sản phẩm là gì? Doanh nghiệp đã hiểu rõ về cách tích giá thành sản phẩm. Bài viết này, Winerp.vn sẽ cung cấp những kiến thức về giá thành sản phẩm và hướng dẫn cách tính giá thành đơn giản nhất cho doanh nghiệp.

Mục lục

Giá thành sản phẩm là gì?

Có rất nhiều khái niệm về giá thành sản phẩm, tuy nhiên để hiểu rõ về giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất. Doanh nghiệp nên kết hợp 3 yếu tố cơ bản, đó là:

– Tư liệu lao động

– Đối tượng lao động 

– Sức lao động.

Presentations Are Communication Tools That Can Be Used As Lectures. (1)

Hao phí của những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là CPSX(Chi phí sản xuất). Để hiểu được khái niệm về giá thành sản phẩm trước tiên ta phải tìm hiểu về khái niệm chi phí sản xuất.

CPSX(Chi phí sản xuất) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.

Trong khi, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

= >>>> Hiểu một cách đơn giản Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.

Phân biệt những loại giá thành sản phẩm

  • Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Dựa theo thời gian tính giá thành và cơ sở số liệu tính giá thành, ta có thể chia giá thành ra làm 3 loại khác nhau:

– Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện.
=>>> Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
– Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
=>>> Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất.
– Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ.
=>>> Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hình ảnh cho price
  • Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán 
– Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp.
– Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Cách tính: Giá thành toàn bộ sản phẩm =  Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng.

Mối liên hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu liên quan mật thiết với nhau, nó biểu hiện cho quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chúng hoàn toán không giống nhau:

– Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành.

– Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

– Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

Kết quả hình ảnh cho price

Làm thế nào để xác định giá thành sản phẩm

Sau khi đã tìm hiểu rõ về giá thành sản phẩm là gì? Ta tiến hành tìm hiểu xem cách xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm như thế nào. Có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên Winerp.vn sẽ giới thiệu đến bạn 5 phương pháp tính giá thành sản phẩm dưới đây:

1. Phương pháp giản đơn 

Phương pháp giản đơn được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng khi tính giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp cực kì đơn giản thích hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì = Chi phí sản xuất dang dở đầu kì + CPSX trong kì – Các khoản làm giảm chi phí – CPSX dở dang cuối kì

2. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô

Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm thô được dùng khi quy trình sản xuất có thể tạo ra cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu).

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì  = CPSX Sản phẩm chính dở dang đầu kì + CPSX phát sinh trong kì – giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – CPSX sản phẩm chính dở dang cuối kì. 

3. Phương pháp phân bước

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + ….+ giá thành sản phẩm giai đoạn n. 

4. Phương pháp hệ số

Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của các loại sản phẩm : Tổng số sản phẩm gốc kể cả quy đổi. 

Giá thành sản phẩm đơn vị từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc * Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại.

5. Phương pháp định mức

Giá thành sản phẩm hoàn thành thực tế trong chu kì = giá thành kế hoạch * Tỉ lệ chi phí(%) 

Tổng kết

Tính giá thành sản phẩm là nghiệp vụ quan trọng của các nhân viên kế toán. Hi vọng bài viết này, Winerp đã cung cấp các kiến thức bổ ích về Giá thành sản phẩm là gì và hướng dẫn doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top