Thang bảng lương là gì? Những điều cần biết về bậc lương, hệ số lương, thang bảng lương 2020

Rate this post

Đối với người lao động yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu chính là Tiền lương. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thang bảng lương vừa làm hài lòng nhân viên, vừa mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Bài viết này, Winerp.vn sẽ trang bị cho bạn những kiến thức về Thang bảng lương là gì? Những kiến thức cần biết để xây dựng một thang lương chính xác, hiệu quả, làm hài lòng nhân viên.

Theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 90/2019/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP quy định Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương cụ thể như sau:

Mục lục

Thang, bảng lương là gì?

Nhà nước đã có những quy định rõ ràng về việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho người lao động. Nếu chưa hiểu rõ về khái niệm này ta chia thang, bảng lương ra làm hai vế là thang lương và bảng lương để hiểu rõ về hai thuật ngữ này:

– Thang lương hiểu đơn giản là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa những người lao động trong một ngành, trong một nhóm ngành kinh tế kỹ thuật hoặc trong một đơn vị sử dụng lao động; trên cơ sở trình độ, kinh nghiệm làm việc và công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm.

– Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất. 

Magnifying glass over the coin stack and calculator on financial report Free Photo

Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm.

Nhiệm vụ chính của bộ phận bảng lương là đảm bảo rằng tất cả nhân viên được trả lương chính xác và kịp thời với các khoản giữ lại và khấu trừ chính xác, …

Một số lưu ý về thang, bảng lương:

>>> Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

>>> Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động.

>>> Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động để nắm bắt tình hình của người lao động. 

Pressing economy investment calculation business holding Free Photo

Mức lương thấp nhất là gì?

Mức lương thấp nhất hay còn gọi là lương khởi điểm của công việc hoặc chức danh trong thang, bảng lương do công ty quy định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh đó. Cụ thể, Luật cũng có quy định cụ thể về mức lương thấp nhất như sau:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”

Mức lương tối thiểu của vùng mới nhất 2020:

a, Nếu làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Mức Lương Tối Thiểu Của Vùng 2020

b) Nếu làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức Lương Tối Thiểu Của Vùng 2020 (1)

c) Nếu làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Những điều cần biết về bậc lương, hệ số lương

Có rất nhiều thuật ngữ đòi hỏi nhà người xây dựng hệ thống thang bảng lương cần phải biết trong đó bậc lương và hệ số lương là 2 yếu tố không thể thiếu quyết định nhân viên có hài lòng với số tiền mình được nhận hay không.

Bậc lương là gì?

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.

=>>> Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%.

VD: Công ty A có nhân viên Kế toán (ký hợp đồng lao động: Lương cơ bản là 5.000.000)
-> Bậc 1 là: 5.000.000
-> Bậc 2 phải là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000.
-> Bậc 3
= 5.250.000 + (5.250.000 x 5%).
– Số bậc thì DN tự xây dựng cho phù hợp: Thường sẽ để từ 5 – 7 bậc nhé.

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệnh mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương

Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở X Hệ số lương

Trong đó:

– Mức lương cơ sở được quy định trước đây là 1.300.000 đồng/ tháng, hiện tại theo quy định mới thì từ ngày 01/7/2018 mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng.

– Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Chủ doanh nghiệp dựa vào hệ số lương để tạo thang bảng lương cho mỗi người lao động, cũng như tính toán bảo hiểm xã hội, tiền tăng ca, nghỉ phép…

Một số hệ số lương cơ bản như sau:

+ Hệ số lương bậc Đại học: 2,34
+ Hệ số lương bậc Cao đẳng: 2,10
+ Hệ số lương bậc Trung cấp: 1,86

Tuy nhiên theo quy định mới, thì mức lương cơ bản bậc 1 thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm công việc đơn giản, không ít hơn 7% mức lương tối thiểu vùng đối với lao động qua đào tạo và hưởng thêm 5% nếu lao động qua đào tạo làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.

Kết luận: Để xây dựng hệ thống thang, bảng lương chính xác, công bằng doanh nghiệp nên có chính sách quản lý nguồn nhân lực cho phù hợp. Hi vọng những kiến thức Winerp.vn đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top