Nhà cung cấp là gì? Những chỉ tiêu lựa chọn nhà cung cấp

Rate this post

Nhà cung cấp tốt là một trong yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị hàng tồn kho tốt. Để lựa chọn được những nhà cung cấp tốt trước hết doanh nghiệp cần nắm được những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề đó.

==>> Xem ngay: [Hé Lộ] Cách săn hàng Quảng Châu giá rẻ đơn giản 

Mục lục

Nhà cung cấp (Suppliers)

Nhà cung cấp trong tiếng Anh là SuppliersNhà cung cấp hiểu theo cách đơn giản có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.

Chuỗi cung ứng là gì

Chuỗi cung ứng là chuỗi gồm nhiều thành phần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những thành phần đó bao gồm:nhà sản xuất, nhà cung cấp, đại lý bán lẻ, khách hàng, kho bãi, vận tải,…

  • Ngoài dòng nguyên vật liệu và sản phẩm, chuỗi cung ứng còn có sự tham gia của dòng thông tin và dòng vốn giữa các thành phần.
  • Xét dưới góc độ của một công ty, chuỗi cung ứng của một công ty bao gồm tất cả các phòng ban của công ty đó (phòng phát triển sản phẩm, phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng). Các phòng ban liên kết với nhau nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu khách hàng.
  • Một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm các thành phần:
  1. Khách hàng
  2. Đại lý bán lẻ
  3. Nhà phân phối
  4. Nhà sản xuất
  5. Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Chuỗi cung ứng là gì
Chuỗi cung ứng là gì

Ví dụ về chuỗi cung ứng

Để giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng, mô hình chuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể.

Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến từ các thương hiệu nổi tiếng như VinamilkCô gái Hà LanVinasoy… Vậy, có khi nào bạn thử hình dung xem để cho ra được dòng sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng như thế, nhà sản xuất đã phải trải qua những công đoạn thế nào?

Có thể hình dung một cách khái quát rằng, việc đầu tiên họ phải làm để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng là tìm nguyên liệu. Nguyên liệu từ đâu ra? Thông thường, nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính:

  • Từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa
  • Từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác

Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy sẽ hình thành nên sản phẩm sữa.

Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tới lực lượng marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Song song đó, bộ phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm, tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng của họ.

Ví dụ về chuỗi cung ứng
Ví dụ về chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng chung của các công ty sản xuất sữa

Một giả định được đặt ra, nếu như không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các khâu trong chuỗi cung ứng trên thì điều gì sẽ xảy ra? Đến đây thì có lẽ mỗi chúng ta đều đã dần hình dung ra được “viễn cảnh” tồi tệ ấy. Vậy, nói một cách cụ thể hơn, từ ví dụ về chuỗi cung ứng của Vinamilk hay Cô gái Hà Lan vừa nêu trên cũng như những thực tiễn đời sống, chuỗi cung ứng có vai trò gì trong sản xuất và kinh doanh?

Xem thêm:  4 bước tạo chuyển đổi với Inbound Marketing

Những chỉ tiêu lựa chọn nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn NCC cho hàng hóa, NVL của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, NVL như các tiêu chuẩn chất lượng mà NCC phải tuân thủ, chế độ – chính sách bảo hành cũng như cam kết chất lượng…

Những chỉ tiêu lựa chọn nhà cung cấp
Những chỉ tiêu lựa chọn nhà cung cấp

Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng

Khi lựa chọn được NCC, nhà quản trị phải luôn theo dõi được số lượng/tỷ lệ hàng hóa hư hỏng khi được giao hàng đến hoặc hư hỏng do chất lượng xuống thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn đã cam kết (sau khi kiểm tra chất lượng).

Tỷ lệ cần xác định gồm tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trên mỗi đơn hàng được giao, tỷ lệ đơn hàng có hư hỏng trên tổng đơn hàng theo kỳ thống kê, giá trị hàng hóa hư hỏng theo đơn hàng và tổng giá trị hư hỏng theo kỳ thống kê. Từ các số liệu trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng so sánh các NCC của cùng nhóm mặt hàng để ra quyết định mua hàng phù hợp.

Thời gian giao hàng đúng hẹn

Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là thời gian giao hàng. Việc thống kê các dữ liệu về thời gian giao hàng thực tế so với dự kiến cho nhà quản trị nắm chính xác năng lực của từng NCC cũng như mức độ tin cậy của họ đối với các đơn hàng trong tương lai của mình.

Chính sách bảo hành

Nhân viên mua hàng sẽ phải cân nhắc rất kỹ các điều khoản bảo hành sản phẩm, NVL từ NCC. Trong nhiều trường hợp có các sự cố phát sinh đến hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp sau quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm sẽ phát sinh nhiều công việc và làm tổn thất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, NCC có chính sách bảo hành chu đáo và đơn giản sẽ luôn được ưu tiên thêm điểm cộng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng

Bên cạnh việc hỗ trợ bảo hành, đổi trả sản phẩm… thì các cuộc gọi đến NCC yêu cầu hỗ trợ và giải đáp các vấn đề phát sinh giúp nhà quản trị đánh giá đúng chất lượng dịch vụ từ NCC của mình. Giả sử trong trường hợp có vấn đề phát sinh mà nhân viên mua hàng không thể liên hệ được với NCC hoặc liên hệ được mà không liên lạc được với nhân viên phụ trách thì các vấn đề phát sinh đó phải treo lên và chờ ngày giải quyết.

Chi phí sản phẩm

Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá NCC là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh khi mua hàng từ NCC đó. Một cách đơn giản, với cùng loại hàng hóa với chất lượng như nhau, thì NCC nào có thể cung cấp với chi phí mềm hơn thì đó sẽ là một điểm cộng cho họ.

Điều khoản thanh toán

Bên cạnh yếu tố chi phí sản phẩm, điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các yếu tố chi phí. Với điều khoản thanh toán 1 lần khi nhận hàng sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi mua hàng công nợ và có thể chia thành nhiều đợt thanh toán.

Xem thêm:  Social Media Marketing là gì? 4 thành phần chính của Social Media

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top