Xây dựng hệ thống cloud computing cho doanh nghiệp

Rate this post

Một doanh nghiệp để có thể phát triển thành công cần phải một đường hướng cụ thể và chi tiết, đặc biệt trong môi trường online khi đây đang là một kho tài nguyên lớn của tương lai. Chính vì thế, cloud computing đã giúp cho các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để vươn lên so với đối thủ. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết về xây dựng hệ thống cloud computing cho doanh nghiệp nhé. 

Xây dựng hệ thống cloud computing cho doanh nghiệp 1

Mục lục

Xác định rõ nhu cầu – Hiểu doanh nghiệp cần gì và muốn gì

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình xây dựng hệ thống cloud computing cho Doanh nghiệp.

Bạn sẽ cần phải xác định rõ nhu cầu của doanh nghiệp khi tích hợp mô hình vào đám mây. Các yếu tố quan trọng sẽ bao gồm: mục tiêu về tiết kiệm chi phí, tính linh hoạt, độ sẵn sàng, tin cậy, khả năng xử lý các vấn đề an ninh, mục tiêu cạnh tranh khi gặp phải đe dọa từ đối thủ…

Tiếp theo là đánh giá tình hình cụ thể của công ty bao gồm ngân sách, mục tiêu kinh doanh, chiến lược để xác định xem cloud computing sẽ đóng góp những phần nào trong toàn bộ sơ đồ hoạch định đó.

Trong trường hợp bạn có ý định tích hợp một ứng dụng nào đó vào hệ thống, cần xác định các thành phần cốt lõi của cơ sở hạ tầng hiện tại và vai trò của chúng trong việc phân phối các ứng dụng đó và cách để cải thiện hiệu suất làm việc hiện tại.

Trả lời 1 số câu hỏi sau:

  • Công suất máy tính yêu cầu ở mức độ nào? Bạn có cần cân bằng tải – load balancing để đảm bảo độ tin cậy hay không?
  • Bạn có phân phối nhiều nội dung và việc phân phối có cần nhanh không? Hãy sử dụng thêm 1 mạng phân phối nội dung – content delivery network.
  • Loại cơ sở dữ liệu nào bạn sẽ sử dụng để lưu trữ dữ liệu của mình?
  • Mô hình tự động hóa nào sẽ đảm bảo nhà phát triển ứng dụng của bạn không phải lo lắng về việc thiết lập và bảo trì?

Xây dựng hệ thống cloud computing cho doanh nghiệp 2

Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp

Bạn sẽ cần lựa chọn một nhà cung cấp các dịch vụ cloud computing có thể đảm bảo được đầy đủ các yếu tố trên.

Cần xây dựng niềm tin với nhà cung cấp bạn lựa chọn, hãy đảm bảo họ cung cấp 1 công nghệ hoàn chỉnh, xác định mức độ dịch vụ khách hàng có thể cung cấp và chắc chắn rằng họ có thể tuân thủ các thỏa thuận ký kết. Nên ưu tiên các đối tác có chính sách quy định bằng văn bản rõ ràng.

Một gợi ý là hãy tìm hiểu các khách hàng hiện tại của họ là ai. Bạn sẽ nhanh chóng đánh giá sơ bộ được năng lực của nhà cung cấp đó. Bởi dịch vụ uy tín chắc chắn sẽ thu hút những khách hàng uy tín, tên tuổi.

Lời khuyên: Bạn có thể xác định tổng quan những nhu cầu và mục tiêu cơ bản về hệ thống cloud computing mong muốn và sau đó, nhờ đến sự tư vấn của dịch vụ mà bạn tin cậy.

Ví dụ, khi bạn muốn áp dụng 1 công nghệ đám mây, VCCloud sẽ có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đã từng trải qua rất nhiều dự án với các khách hàng lớn (như VCCorp – hệ thống báo điện tử lớn nhất Việt Nam chẳng hạn), giúp đánh giá hệ thống, xác định vấn đề, lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng và đưa ra các tư vấn tốt nhất cho tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Đây cũng là 1 cách để bạn đánh giá năng lực thực sự của 1 nhà cung cấp.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp. 

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong “Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam” của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Truy cập tại: https://bizflycloud.vn/

 

Lên kế hoạch tích hợp

Bước tích hợp công nghệ trong xây dựng hệ thống cloud computing cũng rất quan trọng. Mọi người cần luôn ở thế chủ động và biết chính xác những gì phải làm.

  • Xác định tuần tự các ứng dụng và môi trường đám mây cần tích hợp: Những ứng dụng nhỏ, không quan trọng cần được tích hợp trước rồi mới đến các ứng dụng và nền tảng phức tạp.
  • Đảm bảo thời gian và deadline thực hiện, xác định các số liệu quan trọng để đo lường việc tích hợp.
  • Xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân sự tham gia
  • Quy trình, thời gian, và công cụ sử dụng để giảm thiểu tối đa downtime
  • Hiểu các thay đổi sẽ xảy ra trong phát triển, thử nghiệm, triển khai và quy trình cung cấp cho người dùng cuối để đưa ra điều chỉnh
  • Có chương trình đào tạo phù hợp cho đội ngũ nhân viên.
  • Xử lý các tài nguyên tại chỗ, có thể nhược lại hoặc tìm nơi chứa khác cho những tài nguyên quý giá.

Xây dựng hệ thống cloud computing cho doanh nghiệp 3

Thực thi

Sau khi hoàn thành kế hoạch, và đã có trong tay chính xác những gì cần làm, ta sẽ bước vào giai đoạn thực thi.

Backup server và dữ liệu

Bước đầu tiên cần làm là sao lưu toàn bộ server, dữ liệu và các cơ sở hạ tầng khác để đảm bảo rằng không có bất cứ mất mát gì trong quá trình chuyển đổi.

Khi sao lưu dữ liệu, bạn nên tạo cả bản sao lưu tại chỗ và trên đám mây để chắc chắn rằng dữ được an toàn.

Triển khai môi trường đám mây

Điều này đòi hỏi các dự phòng, kết nối và thử nghiệm tất cả bộ nhớ, máy tính, cơ sở dữ liệu, bảo mật và các thành phần đám mây cần thiết khác.

Các bước này sẽ phụ thuộc vào loại cơ sở hạ tầng đám mây (công cộng – public, riêng – private hay hybrid) mà bạn sử dụng, các thành phần cụ thể của môi trường mới, mức độ bảo mật yêu cầu và nhiều yếu tố khác.

Tích hợp máy chủ, dữ liệu và ứng dụng

Nếu môi trường hiện tại chứa lượng dữ liệu lớn, thì bạn có thể chọn tích hợp dữ liệu trước để đảm bảo tất cả dữ liệu sẵn sàng khi ứng dụng được tích hợp.

Nếu ứng dụng của bạn là một hub và kết nối với nhiều hệ thống khác, thì việc tích hợp trước sẽ cho bạn thời gian để kiểm tra tất cả các kết nối.

Bất kể bạn chọn cách tích hợp nào, thì cũng cần dành thời gian để cấu hình server, cơ sở dữ liệu và ứng dụng của mình để phù hợp với cơ sở hạ tầng đám mây mới.

Ví dụ: Khi bạn đang tích hợp hệ thống cloud computing, bạn vẫn có thể đang thu thập dữ liệu từ khách hàng mới trong cơ sở dữ liệu cũ của mình. Sau khi hoàn tất tích hợp, bạn sẽ phải đồng bộ hóa giữa cơ sở dữ liệu cũ và đám mây để đảm bảo tập dữ liệu được cập nhật và nguyên vẹn (mạng riêng ảo – virtual private network có thể hữu ích trong trường hợp này).

Bạn cũng sẽ phải tích hợp các ứng dụng đã chuyển lên đám mây với các ứng dụng hoặc tài nguyên khác sẽ tích hợp sau hoặc vẫn còn trong hệ thống tại chỗ. Tất cả các kết nối nên được kiểm tra đầy đủ.

Và tất nhiên, mọi thứ đều nên được ghi lại. Bạn nên ghi lại thời lượng tích hợp và bất kỳ chỉ số nào khác mà bạn cho là quan trọng và cần thiết.

Xác nhận và tinh chỉnh môi trường

Bước cuối cùng của quá trình thực hiện di chuyển là xác nhận rằng mọi thứ hoạt động như mong đợi.

Giám sát môi trường sản xuất

Sau khi tích hợp thành công, các công cụ và quy trình cần được triển khai để giám sát môi trường cloud computing mới.

Các công cụ này sẽ giúp bạn xác định và giải quyết bất kỳ vấn đề phát sinh nào  với môi trường đám mây của bạn.

Khi tích hợp cơ sở hạ tầng lên đám mây, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu về được nhiều lợi ích lớn lao, tuy nhiên,  quá trình này đôi khi có thể vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

Có điều, nếu bạn được trang bị một kế hoạch chắc  chắn và đội ngũ hỗ trợ bài bản, mọi khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết thôi. 

Nội dung có sự tham khảo từ Bizfly Cloud

BizFly Cloud – Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất tại Việt Nam

Vận hành bởi VCcorp

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Website: https://bizflycloud.vn/

Google map: https://goo.gl/maps/CUqazfqqgd5w4HSh6

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Link Vebo trực tiếp bóng đá HD
Scroll to Top
Link Vebo trực tiếp bóng đá HD