ERP là gì? Những lợi ích và khi nào thì doanh nghiệp cần đến

Rate this post

ERP là gì? Nó có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp hiện đại ngày nay! Tuy nhiên, nhiều khi hỏi các doanh nghiệp phần mềm ERP là gì thì hầu hết đều khá là mơ hồ về nó. Vậy nên hãy cùng ONETECH tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

ONETECH là công ty phần mềm có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam và Tokyo, Nhật Bản. ONETECH với thế mạnh và kinh nghiệm nhiều năm phát triển outsource và offshore cho các công ty Nhật Bản. Trong quá trình phát triển ra nước ngoài (オフショア開発), chúng tôi thực hiện một loạt các hoạt động từ xác định yêu cầu đến thiết kế, sản xuất và thử nghiệm trong phát triển hệ thống, phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là di chuyển và phát triển mở rộng các ứng dụng ERP, SAP cho các công ty.

Mục lục

1. ERP là gì?

Hệ thống ERP là gì?

ERP được viết tắt của “Enterprise Resource Planning”. Theo tiếng việt, ERP có nghĩa là “Hệ thống hoạch định nguồn lực”. Nghe có vẻ rất phức tạp nhưng nếu hiểu đơn giản một chút thì ERP có thể hiểu là một hệ thống có thể kết nối tất cả các phần mềm riêng biệt của từng bộ phận trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể kiểm soát tài nguyên và lập kế hoạch khai thác, quản lý và vận hành tối ưu và hiệu quả hơn.

Ngoài ra ERP còn cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.

ERP là gì?

Phần mềm ERP là gì?

Từ khái niệm ERP là gì thì ta có thể suy ra được phần mềm ERP là phần mềm hỗ trợ bởi máy tính đã được tích hợp tất cả trong một hệ thống duy nhất. Hệ thống ERP này được tích hợp từ nhiều ứng dụng phục vụ riêng trong quản lý doanh nghiệp khác nhau (Nhân sự, tài chính, kho bãi, nhà máy, cửa hàng…). Để rồi, tạo ra một hệ thống làm việc liên thông tất cả từ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, ứng dụng của ERP đã giúp quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Những phân hệ của ERP là gì?

Phần mềm ERP tùy thuộc vào mỗi ngành nghề và bộ phận chức năng doanh nghiệp mà được chia thành những phân hệ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu lại không nằm chung cùng một chỗ và không bị phân tán ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, vẫn theo nhu cầu quản lý, quy mô của các doanh nghiệp chỉ cần mua một số phân hệ nhất định để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Phần mềm ERP

Dưới đây là một số phân hệ cơ bản của hệ thống ERP dành cho các doanh nghiệp:

  • Quản lý nhân sự.

  • Quản lý tài chính.

  • Quản lý sản xuất.

  • Quản lý mối quan hệ với khách hàng.

  • Quản lý bán hàng và phân phối.

  • Quản lý hàng tồn kho.

  • Báo cáo quản trị….

Hiện nay, một số ứng dụng ERP hiện đại còn có thêm các giải pháp khác nhau. Đó là sự liên kết hoạt động của các phân hệ với thiết bị hỗ trợ là như điện thoại di động, máy tính cầm tay, thiết bị quét mã vạch… để tăng tính hiệu quả trong công việc hơn.

2. Lợi ích của phần mềm ERP là gì?

Khi sử dụng SAP ERP, chắc hẳn bạn sẽ có nghi vấn đến lợi ích của nó đúng không. Vậy lợi ích của phần mềm ERP là gì?

Đồng bộ trong lưu trữ thông tin

Với hệ thống ERP, có thể dễ dàng quản lý và điều hành doanh nghiệp thông qua việc đồng bộ trong lưu trữ thông tin. Tất cả cả những dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ, kiểm duyệt qua nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Thế nên, giúp cho nhà quản lý có thể:

  • Có được thông tin quản trị nhanh chóng, kịp thời và độ tin cậy cao.

  • Lưu lại toàn bộ công việc doanh nghiệp.

  • Truy xuất lại lịch sử nhanh chóng, bảo mật.

  • Phân tích, khai thác thông tin trong dữ liệu dễ dàng.

  • Đưa ra được nhiều phương án kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Lợi ích của ERP

Hiệu suất công việc tăng

Hiệu suất công việc tăng luôn là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp luôn hướng tới. Thế nên việc ứng dụng ERP là vô cùng cần thiết. Để hỗ trợ tốt hơn, phần mềm ERP có thể:

  • Tự động hóa hoạt động sản xuất doanh nghiệp: từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu phân phối ra các sản phẩm xuất trên thị trường.

  • Tạo môi trường làm việc thuận lợi: cộng tác và chia sẻ công việc với nhau.

  • Tổng hợp các dữ liệu, thông số của doanh nghiệp: nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất doanh nghiệp nhanh chóng → đưa ra quyết định mới.

Nghiệp vụ logistics chính xác

Để quá trình nghiệp vụ logistics chính xác nhất, người ta thường áp dụng phần mềm ERP để:

  • Nắm bắt thông tin sản xuất và cung ứng: lên kế hoạch mới về cả thời gian sản xuất, chất lượng đầu ra sản phẩm và nhu cầu cung ứng sản phẩm.

  • Báo cáo tình trạng đơn hàng: quản lý thông tin đơn hàng hiện đang ở giai đoạn nào, quản lý được đơn hàng đang giao cho các đối tác hay khách hàng nào,…

  • Cung cấp số liệu tồn kho chính xác: nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp có ổn không, khả năng sản xuất hàng của doanh nghiệp thế nào,…

Sản phẩm chất lượng cao

Một doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu bao giờ cũng là đầu ra sản phẩm chất lượng cao. Vậy việc lợi ích áp dụng phần mềm ERP là gì? Việc sử dụng hệ thống ERP mang tới:

  • Tìm kiếm thông tin liên quan đến sản xuất hàng hóa nhanh chóng: thời gian, chất lượng, số lượng hàng đã giao, đã trả,… → Điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất hàng hóa.

  • Giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từng khâu: đưa ra được những điểm cần lưu ý, cần khắc phục, cần cải tiến cho những sản phẩm tiếp theo.

  • Tạo lập, lưu trữ các tài liệu liên quan: hỗ trợ kịp thời các vấn đề trong mọi công đoạn sản xuất.

ERP với doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm chi phí

Vấn đề chi phí luôn là nỗi lo cho mỗi doanh nghiệp. Và giờ đây, khi áp dụng hệ thống PR vào quản lý và điều hành doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và đặc biệt nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụ thể:

  • Tiết kiệm chi phí khi lên kế hoạch và tính toán lại các chi phí từ sản xuất.

  • Tối ưu hóa hiệu quả nhân viên: tiết kiệm chi phí đào tạo nhân viên.

  • Cung cấp dữ liệu và đưa ra cách giải quyết nhanh: tiết kiệm chi phí sai sót trong sản xuất.

  • Vận hành tốt tài chính: tính toán chính xác giúp doanh nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao.

3. Hạn chế của phần mềm ERP là gì?

Bạn biết đấy, không thứ gì là hoàn hảo cả, và phần mềm cũng vậy, nó cũng sẽ có những hạn chế riêng. Vậy hạn chế của phần mềm ERP là gì?

  • Chi phí lớn: một hệ thống ERP hoàn chỉnh đòi hỏi doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra khoản đầu tư khá lớn. Chưa kể đến các dịch vụ đi kèm như bảo trì hay nâng cấp phần mềm cũng cần đến chi phí lớn.

  • Thời gian kéo dài: Khi triển khai phần mềm ERP để quản lý và điều hành doanh nghiệp cẩn thận nhất đòi hỏi phải có sự thống nhất của hội động. Ngoài ra, việc tối ưu lại nguồn lực cũng không phải một sớm một chiều là xong.

  • Một số rủi ro phát sinh không mong muốn: quản lý dữ liệu trên hệ thống ERP trơn trù và thuận lợi nhưng một khi vấn đề xảy ra khi khá là đau đầu. Một công đoạn xảy ra vấn đề thì sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống phía sau ảnh hưởng.

 “Thế nên, cho dù việc ứng dụng ERP rất tốt nhưng là một chủ đầu tư bạn vẫn nên xem xét lại những hạn chế của nó nhé!”

4. Khi nào doanh nghiệp cần đến

Bản chất của phần mềm ERP là gì? Chính là quản lý và điều hành doanh nghiệp dễ dàng nhất, mang lại hiệu quả cao. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết được khi nào thì cần đến. Dưới đây sẽ là một số đề xuất của ONETECH dành cho các doanh nghiệp như sau:

  • Thay đổi quy mô hoạt động: doanh nghiệp đang phát triển, phát triển hoặc cũng có thể là đang kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động.

  • Vấn đề quản lý và điều hành doanh nghiệp phát sinh: doanh nghiệp cần giám sát, cải thiện các quy trình sản xuất.

  • Doanh nghiệp mới sáp nhập hay được mua lại: hợp lý hóa các công ty con của mình dễ dàng.

  • Kế thừa lại hệ thống cũ: hệ thống cũ đã xuống cấp, lỗi thời cần phải nâng cấp mới để đủ phục vụ cho doanh nghiệp.

  • Cập nhật xu hướng quản lý mới trên thị trường: vạch ra lộ trình hướng đi mới đề đáp ứng doanh thu cao hay giải pháp công nghệ mới.

Hệ thống ERP

5. Các lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất từ ERP

Phần mềm ERP mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Thế nhưng không phải lĩnh vực nào cũng có thể hưởng lợi từ nó. Một số lĩnh vực được hưởng lợi từ nó là:

  • Lĩnh vực cơ khí: chế tạo máy.

  • Lĩnh vực thương mại.

  • Lĩnh vực sản xuất công nghệ thép.

  • Lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

  • Lĩnh vực khai thác khoáng sản….

6. Kết

Bạn thấy đấy, phần mềm ERP đã mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Là một người quản lý, bạn tội gì lại không chọn cho mình một hướng đi tốt như thế này đúng không? Nhưng bạn vẫn nên lưu tâm đến một số những hạn chế của nó trước khi đầu tư nhé. Nên nắm rõ nhất về khái niệm ERP là gì nhé!

ONETECH cũng đã bắt đầu phát triển nguồn nhân lực SAP ERP với sự hợp tác của Trường Đại học Kinh tế Luật (UEF), Thành phố Hồ Chí Minh, một thành viên của Liên minh các trường Đại học SAP. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng mạng lưới với các công ty địa phương trong việc phát triển SAP tại Việt Nam và nỗ lực giải quyết “vấn đề SAP 2027” tại Nhật Bản.

Chúng tôi sẽ đào tạo và thuê các kỹ sư ABAP từ cuối năm 2020 để đáp ứng nhu cầu phát triển SAP ERP hiện tại của thị trường Nhật Bản cũng như tại Việt Nam.

Các dịch vụ liên quan SAP ERP mà chúng tôi triển khai bao gồm: Phát triển SAP ERP

, SAP FI, CO, BW, HR, SD, MM, ABAP… Tư vấn/triển khai ứng dụng hoặc phát triển mở rộng các chức năng của các hệ thống ERP hiện tại.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top