Lãnh đạo là gì? Các nhân tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi

Rate this post

Lãnh đạo là gì? Thế nào thì được xem là một người lãnh đạo? Làm sao để phân biệt được đâu là người lãnh đạo, đâu là người quản lý. Trong cuộc sống bạn được nghe rất nhiều về 2 khái niệm này. Nhưng bạn có hiểu thế là là lãnh đạo, thế nào là quản lý không. Trong bài viết này  sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về vấn đề này.

Mục lục

Lãnh đạo là gì?

Thật khó để định nghĩa lãnh đạo là gì. Đôi khi chúng ta đang đánh đồng lãnh đạo và quản lý với nhau. Nhiều người cho rằng, 1 người quản lý một hoặc một vài người khác thì họ là những người lãnh đạo. Trên thực tế thì không phải như vậy. Lãnh đạo và quản lý khác nhau ở tầm nhìn và sứ mệnh của họ.

Kết quả hình ảnh cho lãnh đạo là gì

Phân biệt lãnh đạo và quản lý:

  • Chúng tôi định nghĩa rằng Lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, còn quản lý là người có tầm nhìn chiến thuật. Hay nói một cách dễ hiểu. Người lãnh đạo là người có tầm nhìn, họ hoạch định chiến lược. Còn quản lý là người thực dẫn dắt đội nhóm sử dụng chiến thuật để hoàn thành chiến lược, và kế hoạch của người lãnh đạo.
  • Người lãnh đạo sử dụng tầm ảnh hưởng để quản lý và dẫn dắt người khác. Còn Quản lý sử dụng kỷ luật, và quy định để dẫn dắt mọi người.
  • Cần lưu ý thêm rằng, gianh giới của lãnh đạo và quản lý là vô cùng mong manh. Đôi khi 1 người vừa là quản lý vừa là người lãnh đạo. Họ có thể là lãnh đạo trong trường hợp này nhưng lại là quản lý trong trường hợp khác.

Nói tóm lại Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là người có tầm nhìn, sự ảnh hưởng, họ đề là người đề ra mục tiêu và hướng đi cụ thể. Bạn cần phải phân biệt một cách rõ ràng rằng lãnh đạo là gì? Và quản lý là gì? Có như vậy bạn mới có thể có những mục tiêu và định hướng phấn đấu rõ ràng

4 yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo

1. Họ giúp chúng ta hiểu về môi trường của chúng ta. Ví dụ, khi mọi thứ không hoạt động hoặc không rõ ràng cho chúng ta, họ giải thích điều gì đang xảy ra trong thực tế mà chúng ta có thể hiểu được.

2. Họ giúp chúng ta định hướng: Họ có thể vẽ ra một bức tranh về tương lai tươi sáng hơn và giúp chúng ta tin rằng chúng ta có thể giành được những điều chúng ta muốn.

3. Họ cho chúng ta niềm tin vào các giá trị mà quan trọng với chúng ta. Làm vậy, họ làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là một phần của tổ chức, chia sẻ những giá trị và mục đích chung.

4. Họ có thể làm cho chúng ta cảm thấy có quyền lực bằng việc ho phép chúng ta tự do đưa quyết định về cuộc sống, công việc và tương lai của chúng ta.

Những tố chất quan trọng nhất của một lãnh đạo

  • Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… Của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
  • Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
  • Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây.
  • Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
  • Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
  • Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên nhưng phải có khả năng phân tích vấn đề, nhìn thấy cơ hội và rủi ro.
  • Kiến thức chuyên môn: cần có ở mức đủ để ra quyết định. Nếu lãnh đạo quá thiên về công tác chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho các hoạt động khác như hoạch định, tổ chức, điều khiển nhân sự, kiểm tra…

Kết quả hình ảnh cho lãnh đạo là gì

Đặc điểm của người lãnh đạo 

Có rất nhiều điểm giúp bạn nhận ra đâu là một nhà lãnh đạo thực sự. Vậy Đặc điểm của người lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là người có tầm nhìn.

Lãnh đạo bắt buộc phải là người có tầm nhìn xa trông rộng. Họ nhìn thấy những điều mà người bình thường không thấy. Người lãnh đạo giỏi là người nhìn thấy tương lai của tổ chức, họ có giấc mơ lớn. Và biết cần làm gì để đưa tổ chức của mình đi đúng hướng.

Lãnh đạo là người truyền cảm hứng.

Thông thường người lãnh đạo là người không trực tiếp tham gia trinh chiến. Họ là người giỏi tạo cảm hứng. Họ dẫn dắt đội nhóm của mình cùng tham gia hành động vì mục tiêu chung. Thường những người lãnh đạo có những quản lý giỏi. Những người quản lý sẽ thay họ thực hiện những mục tiên nhỏ.

Lãnh đạo giỏi hoạch định chiến lược.

Một người lãnh đạo không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng. Họ còn là người giỏi thọa định chiến lược. Họ biết làm thế nào để phân bổ nguồn lực mà mình đang có. Họ biết làm sao để tạo ra những chiến thuật để giải quyết những bài toán cụ thể.

Lãnh đạo là thiên tài về huấn luyện.

Những người lãnh đạo thường là những người có khả năng chiêu mộ và xây dựng đội ngũ cực tốt. Họ thành lập và đạo tạo đội ngũ của mình, không chỉ ở chuyên môn, việc gắn kết, và tạo tầm nhìn chung là vô cùng quan trọng.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Lãnh đạo là gì? Vậy thì làm thế nào để có thể trở thành 1 nhà lãnh đạo, hay tố chất của người lãnh đạo là gì?

Các nhân tố làm nên khả năng lãnh đạo

Theo U.S. Army (1983), có 4 nhân tố chính làm nên khả năng lãnh đạo:

Là người dẫn đầu

Bạn phải có cái nhìn chân thực về con người bạn, kiến thức cũng như khả năng mà bạn có. Ngoài ra, đừng quên rằng, người quyết định thành công của một đội không phải nhà lãnh đạo mà chính là các thành viên của đội đó. Nếu các thành viên không tin tưởng hay thiếu tự tin về khả năng của sếp, họ sẽ cảm thấy thiếu động lực làm việc. Bởi vậy, để thành công, bạn phải có khả năng thuyết phục những người theo sau bạn (chứ không phải bản thân bạn hay cấp trên của bạn) rằng mình là một người lãnh đạo có tài, xứng đáng để họ nghe theo.

Là người biết quan sát

Mỗi nhân viên phù hợp với một cách lãnh đạo khác nhau. Ví dụ, một nhân viên mới đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn một nhân viên kỳ cựu. Hay như một người thiếu động lực đòi hỏi một cách tiếp cận khác với một người có nhiều động lực. Để quản lý tốt nhân viên, trước hết hãy hiểu tính cách của họ: họ cần gì, họ cảm thấy ra sao và điều gì khiến cho họ có thêm động lực để làm việc… Nói một cách khác, bạn phải nắm bắt được cấp dưới của mình là ai, họ biết gì và làm được gì.

Kết quả hình ảnh cho lãnh đạo là gì

Giao tiếp

Bạn lãnh đạo thông qua việc trao đổi thông tin hai chiều. Việc giao tiếp này hầu hết được diễn ra dưới dạng phi ngôn ngữ.Ví dụ, khi bạn “làm gương cho nhân viên”, bạn đã truyền tải thông điệp rằng: Bạn không muốn nhân viên làm khác đi những thứ bạn làm. Nội dung cũng như cách thức truyền đạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa bạn và nhân viên.

Nắm bắt tình hình

Không phải tình huống nào cũng giống nhau, vì thế những gì bạn làm trong tình huống này chưa chắc sẽ hiệu quả trong tình huống khác. Bạn phải sử dụng khả năng đánh giá của mình để quyết định hành động tốt nhất và phong cách lãnh đạo cần thiết cho từng tình huống. Ví dụ, bạn cần phải nói chuyện trực tiếp với một nhân viên vì hành vi không phù hợp, nhưng nếu xử lý không khéo hoặc không đúng thời điểm, thì bạn sẽ không giải quyết được vấn đề.

Cũng lưu ý rằng, tình huống mà một nhà lãnh đạo gặp phải thường ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của anh ta cho dù anh ta có tính cách ra sao. Điều này là do đặc điểm tính cách có tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên trong các tình huống khác nhau họ có thể có những phản ứng khác nhau (Mischel, 1968). Đây là lý do tại sao một số học giả cho rằng Thuyết về quá trình lãnh đạo chính xác hơn so với Thuyết về đặc điểm của nhà lãnh đạo.

Có rất nhiều tác nhân khác ảnh hưởng đến bốn nhân tố nói trên. Chẳng hạn như:

  • Mối quan hệ với cấp trên
  • Kỹ năng của cấp dưới
  • Những người lãnh đạo không chính thức trong công ty
  • Cách thức tổ chức của công ty

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top