Tên gọi của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình công ty hoạt động. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp cần thực hiện theo nguyên tắc, đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Cùng Innovi Advisory tìm hiểu về các thủ tục khi thay đổi tên doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Quy định của pháp luật về việc thay đổi tên doanh nghiệp
Một trong những nội dung bắt buộc phải có khi đăng ký thành lập công ty chính là tên doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, tên doanh nghiệp cần đảm bảo được hai yếu tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng (có thể bao gồm chữ số và ký hiệu). Tên doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn như: Công ty TNHH An Bình, Công ty Cổ Phần ABC…
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đổi tên dựa trên nhu cầu của mình. Các yêu cầu cần đạt khi công ty muốn thay đổi tên doanh nghiệp như sau:
- Không đặt tên trùng với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó
- Không đặt các tên dễ gây nhầm lẫn
- Sử dụng tên doanh nghiệp giống với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội…
Trường hợp công ty vi phạm các điều kiện trên, cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối cấp giấy đăng ký cho doanh nghiệp.
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Để đổi tên công ty, cần tiến hành đăng ký thay đổi nội dung chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian tối đa để làm thủ tục là 10 ngày kể từ khi có quyết định đổi tên. Thủ tục thay đổi tên của doanh nghiệp cần trải qua 4 bước dưới đây.
Bước 1: Tra cứu khả năng sử dụng tên doanh nghiệp mới
Tên doanh nghiệp cần đảm bảo không được trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn. Do đó trước khi làm hồ sơ đổi tên, công ty cần tra cứu khả năng sử dụng tên doanh nghiệp dự kiến. Chỉ cần tra cứu kết quả trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của quốc gia để kiểm tra. Nếu như tên doanh nghiệp dự kiến không có vấn đề gì thì có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ thay đổi tên doanh nghiệp
Công ty cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây để tiến hành làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp:
- Thông báo của người đại diện của công ty trước pháp luật về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp của công ty.
- Biên bản họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp (bản sao)
- Văn bản ủy quyền của người đại diện công ty với người đi nộp hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ về việc thay đổi tên doanh nghiệp
Có thể nộp hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp theo 3 hình thức. Công ty có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nộp qua đường bưu điện đến địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh. Hoặc nộp qua mạng bằng cách truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, doanh nghiệp bắt buộc phải nộp hồ sơ qua mạng.
Bước 4: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp – Nhận giấy chứng nhận tên doanh nghiệp mới
Phòng đăng ký kinh doanh có thời hạn 3 – 5 ngày để xem xét tính hợp lệ của giấy tờ hồ sơ. Thời gian tính từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đổi tên của doanh nghiệp. Nếu giấy tờ và tên doanh nghiệp dự kiến hợp lệ, phòng đăng ký sẽ cấp Giấy chứng nhận cho công ty.
Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp có vấn đề, phòng doanh nghiệp sẽ thông báo rõ lý do. Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung để được cấp giấy chứng nhận thay đổi tên doanh nghiệp.
Theo thông tư số 47/2019/TT-BTC pháp luật quy định, lệ phí thay đổi tên doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần. Công ty có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Những điều cần làm sau khi làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Sau khi công ty được chứng nhận thay đổi tên doanh nghiệp cần tiến hành một số hoạt động. Doanh nghiệp cần sửa đổi nội dung của con dấu pháp nhân công ty. Hoạt động cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp nữa là phát hành lại toàn bộ hóa đơn VAT. Trên hóa đơn sẽ có tên công ty, do đó cần sửa đổi lại toàn bộ thông tin.
Bên cạnh việc phát hành lại hóa đơn VAT, doanh nghiệp cũng cần thông báo tới các bên liên quan. Đối tác, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý thuế, cơ quan bảo hiểm… đều cần được thông báo. Sau khi tiến hành thủ tục thay đổi tên của doanh nghiệp, những tài sản công ty sở hữu cũng cần được làm lại giấy tờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp mà INNOVI chia sẻ đến bạn. Innovi Advisory chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ về thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, đơn vị sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Liên hệ ngay tới hotline 091.8520.399 để được tư vấn miễn phí nhé.