Thủ tục thành lập công ty như thế nào? Thời hạn của giấy đăng ký kinh doanh là bao lâu? luôn là câu hỏi mà nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc trước khi thành lập một doanh nghiệp. Câu trả lời chính xác nhất sẽ có ngay tại bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thời hạn của giấy phép kinh doanh
Giấy đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy đăng ký kinh doanh – GPKD là một loại giấy chứng nhận mà Sở Kế hoạch đầu cấp tỉnh hoặc phòng Kinh tế kế cấp Quận/Huyện cấp phép cho các cơ quan hoặc cá nhân khi đáp ứng được đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của Pháp luật.
Thời hạn của giấy phép kinh doanh
Tại Việt Nam, đa số các giấy phép kinh doanh sẽ không có thời hạn, cho doanh nghiệp đang kinh doanh những ngành nghề không điều kiện. Song, đối với những ngành nghề có điều kiện khác nhau thì giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn khác nhau.
Một số loại giấy chứng nhận có thời hạn như:
-
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm (tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận trở về trước đó khoảng 6 tháng).
-
Giấy cam kết bảo vệ môi trường: 3 năm – đối với những cơ sở đang kinh doanh các loại hóa chất gây độc hại. Và 5 năm – đối với những cơ sở không có kinh doanh những loại hóa chất gây độc hại.
Trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Nếu đơn vị vi phạm những lỗi sau đây thì hoàn toàn có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh:
-
Những thông tin kê khai bên trong hồ sơ thành lập công ty không đúng, giả mạo.
-
Những người thành lập doanh nghiệp thuộc các đối tượng bị cấm được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật thành lập doanh nghiệp.
-
Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, doanh nghiệp đã không đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
-
Sau 6 tháng kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận kinh doanh, doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở nơi đã đăng ký.
-
Trong 12 tháng liên tục không báo cáo tình hình kinh doanh của mình cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
-
Trong 12 tháng liên tục đã ngừng kinh doanh mà không báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
-
Doanh nghiệp không gửi đủ các loại báo cáo theo quy định của Pháp luật.
-
Doanh nghiệp đang kinh doanh những ngành nghề bị Nhà nước cấm.
Thời hạn đổi giấy phép kinh doanh
Thời hạn đổi giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau nếu bạn sử dụng 1 trong 2 cách như sau:
-
Thay đổi giấy phép kinh doanh trực tiếp: 03 ngày kể từ khi Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp cần sửa đổi thì tiếp tục cộng thêm 3 ngày cho một lần sửa đổi hay bổ sung.
-
Thay đổi giấy phép kinh doanh online: 5 đến 6 ngày. Sau đó tiếp tục chờ từ 1-2 ngày để nộp bản cứng trực tiếp.
2. Quy trình thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và những loại giấy tờ cần thiết theo quy định của Pháp luật.
Bước 2: Hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ theo đúng loại hình công ty muốn thành lập.
Bước 3: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi đặt văn phòng đại diện.
Bước 4: Nhận giấy phép kinh doanh.
Bước 5: Đăng ký dấu công ty. Sau đó công bố con dấu đó lên trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia theo quy định.
Bước 6: Tiến hành mở tài khoản cho doanh nghiệp. Đăng ký số tài khoản này cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế theo quy định.
Bước 8: Sử dụng chữ ký điện tử để đóng thuế môn bài.
Bước 9: Sử dụng hóa đơn VAT để khai thuế ban đầu với cơ quan Nhà nước.
Bước 10: Báo cáo thuế và tiến hành lập sổ sách để báo cáo tình hình kinh doanh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về giấy phép kinh doanh cũng như quy trình thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết khác hoặc những thắc mắc còn lại, bạn có thể liên hệ với Thiên Luật Phát để được tư vấn.