Quản lý nhân sự là gì? Tại sau quản lý nhân sự lại quan trọng

Rate this post

Quản lý nhân sự là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng giữa các chuyên gia. Thuật ngữ này đem lại một phần quan trọng trong sự thành công của bất kỳ một hệ thống nào. Chức năng này hiện diện trong bất kỳ quá trình quản trị nào nhằm giúp tối đa hóa năng lực của nhân viên.

Mục lục

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là gì? Hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một công ty, doanh nghiệp.

Việc quản lý nguồn nhân lực bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Bên cạnh đó, người quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên đạt tiêu chuẩn cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Điều này vô cùng quan trọng với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.

Vậy cuối cùng, quản lý nhân sự là gì ? Đó chính là người khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong một công ty, doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Quản lý nhân sự là công việc quan trọng cần có trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng gì kinh doanh.

Vai trò của quản trị nhân sự là gì?

Như chúng tôi đã đề cập, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy, những vai trò chính xác của công việc này và những việc làm cụ thể của một người chuyên về nhân sự bao gồm những gì?

Có thể nói, vai trò và chức năng quản trị nguồn nhân sự liên quan đến các công việc hoạch định nhân sự, tuyển mộ, chọn lựa, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự

Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà n­ước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Tư­ vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này

Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho công ty

Một trong các vai trò quan trọng của quản trị nhân sự nữa đó là cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ phận khác của công ty.

Quản trị nhân sự bao gồm nhiều hoạt động đa dạng tạo nên giá trị của công ty

Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các chư­ơng trình l­ương, l­ương bổng, an toàn lao động. L­ưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả, giúp cho các bộ phận khác đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc của nhân viên.

Kiểm tra nhân viên

Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các ch­ương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không; kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.

Những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Bộ phận này cũng làm nhiệm vụ kiểm tra thông qua việc đo l­ường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn.

Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.

Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự là gì

Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quản lý nhân sự đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này?

Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.

Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người – cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.

Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.

Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự.

Kết quả hình ảnh cho quản lý nhân sự là gì

Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.

Các công việc quản lý nhân sự

Các nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong mỗi công ty và doanh nghiệp, vậy công việc quản lý nhân sự bao gồm những việc gì và các vị trí gì?

Các công việc chính của quản lý nhân sự bao gồm :

Giám đốc nhân sự

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà công việc quản lý nhân sự của các bộ phận có thể chồng chéo nhau. Tuy nhiên ở các tổ chức lớn, công việc của giám đốc nhân sự được xác định rõ ràng và có vai trò đặc biệt trong quản lý nhân sự.

Giám đốc nhân sự phải là người có kinh nghiệm quản lý nhân sự cũng như kỹ năng chuyên môn cao. Biết cách xây dựng các kế hoạch tuyển dụng cũng như việc đào tạo và phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, giám đốc nhân sự cũng sẽ hỗ trợ cho các bộ phận nhân sự khác về đào tạo nhân viên, phỏng vấn và tiếp nhận, đánh giá nhân sự.

Ở những tổ chức nhỏ, giám đốc nhân sự cũng chính là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên.

Nhân viên nhân sự

Nhiệm vụ của các nhân viên nhân sự bao gồm việc quản lý các công việc tuyển dụng của công ty ; quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của nhân viên trong công ty; Quản lý công tác đào tạo nhân viên của công ty; Quản lý về các văn phòng phẩm trong công ty; Quản lý chuyện nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên… Nói chung công việc của các nhân viên nhân sự là cực kì nhiều bởi vì công việc này liên quan đến toàn bộ hệ thống cán bộ, nhân viên trong công ty.

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ –  ATP Media 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top