Đăng ký kinh doanh để làm gì? Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh

Rate this post

Giấy phép kinh doanh là gì? Những quy định về đăng ký kinh doanh theo pháp luật như thế nào? Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các cá nhân hay tổ chức đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo pháp luật hiện hành. Loại giấy này thường được cấp sau khi hoàn thành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cụ thể là sau khi nhận được Giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Mẫu giấy phép kinh doanh
Mẫu giấy phép kinh doanh

Nhà nước sẽ dựa vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp để ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Do đó, đây được xem là một loại giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng phải có.

Về mặt pháp lý, các doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện để Sở KH & ĐT cấp giấy phép kinh doanh sẽ có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo Luật Doanh Nghiệp, các doanh nghiệp trong nước sẽ không bị hạn chế các ngành nghề được đăng ký trong giấy phép kinh doanh, chỉ trừ những ngành nghề có điều kiện như pháp luật quy định.

2. Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh

Đối tượng để được làm thủ tục làm đăng ký kinh doanh phải là các tổ chức, doanh nghiệp trong nước hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức, doanh nghiệp kinh tế  trong nước kinh doanh có điều kiện

Bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp trong nước nào muốn kinh doanh có điều kiện thì cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu kinh doanh của ngành nghề đó thì mới được cấp giấy phép kinh doanh.

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại nước ta như:

  • Muốn buôn bán rượu thì cần xin giấy phép bán lẻ rượu.

  • Những cơ sở kinh doanh cafe, nhà hàng, quán ăn thì cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Một số đối tượng được thực hiện đăng ký kinh doanh
Một số đối tượng được thực hiện đăng ký kinh doanh

Tổ chức, doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về việc các tổ chức, doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn được cấp giấy phép kinh doanh như sau:

  • Thực hiện quyền phân phối và bán lẻ hàng hóa, không bao gồm dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

  • Thực hiện quyền nhập khẩu, và quyền phân phối bán buôn hàng hóa đối với dầu, mỡ bôi trơn;

  • Thực hiện quyền phân phối và bán lẻ hàng hóa đối với gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

  • Cung cấp dịch vụ logistics. Tuy nhiên sẽ trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

3. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh

Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Mỗi ngành nghề kinh doanh các điều kiện khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau mà các tổ chức hay doanh nghiệp cần đáp ứng. Tuy nhiên, một số điều kiện chủ yếu là:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất: ví dụ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: Văn phòng công chứng, hay công ty luật.

  • Điều kiện về vốn pháp định: ví dụ Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hiện nay
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hiện nay

Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

  • Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

  • Đáp ứng tiêu chí sau:

  • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

4. Nội dung của giấy phép kinh doanh

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà nội dung bên trong giấy phép kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số nội dung chính sẽ xuất hiện như:

  • Tên, và mã số doanh nghiệp. Địa chỉ của trụ sở chính công ty cùng người đại diện hợp pháp.

  • Hàng hóa, sản phẩm dịch vụ phân phối, kinh doanh.

  • Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thời hạn giấy phép đăng ký.

  • Một số nội dung khác.

Những nội dung bên trong giấy đăng ký kinh doanh
Những nội dung bên trong giấy đăng ký kinh doanh

Trên đây là một số quy định chính về đăng ký kinh doanh mà Thiên Luật Phát đã giúp bạn tổng hợp. Những thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top