SCM là gì? Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp

Rate this post

SCM là một thuật ngữ chuyên ngành khá quen thuộc đối với những nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trơn chu từ khâu sản xuất đến khi hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng thì bắt buộc phải xây dựng hệ thống SCM. Vậy SCM là gì? Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp như thế nào? Bài viết này, Winerp.vn sẽ cung cấp những kiến thức về SCM cho doanh nghiệp.

Mục lục

Thuật ngữ SCM là gì?

SCM là từ viết tắt của Supply Chain Management (Quản trị chuỗi cung ứng)

Chuỗi cung ứng: là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Quản trị chuỗi cung ứng có nghĩa là:

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động từ lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan tới việc tìm nguồn hàng cung ứng, thu mua, vận chuyển, đầu ra của sản phẩm. Quan trọng hơn, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với đối tác trong chuỗi cung ứng, tăng cường sự ràng buộc giữa các bên liên quan bao gồm:  nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng.

Quản trị chuỗi cung ứng là bao gồm tất cả các hoạt động thông suốt của các bên liên quan, mà người chủ chốt duy trì chuỗi cung ứng là doanh nghiệp.

Tìm kiếm nhà cung ứng=> Vận chuyển=> Sản xuất=> Sản phẩm => Trung gian phân phối => Người tiêu dùng. 

4 yếu tố của một chuỗi cung ứng toàn diện:

– Sản xuất

– Tồn kho

– Địa điểm

– Vận chuyển

Kết quả hình ảnh cho SCM là gì?

Phân biệt giữa SCM và LOGISTIC

Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hoặc nhà quản trị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Mọi người đều cho rằng SCM và Logistic có thể thay thế, bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên thuật ngữ Logistics là 1 phần của Supply Chain Management. Logistics là các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định còn Supply Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau.

Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. SCM còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.

SCM bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau. Quản lý Logistics là 1 bộ phận của quản lý chuỗi cung ứng (SCM), bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hoá 1 cách hiệu quả.

Scm

Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng với doanh nghiệp

Việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, cùng theo đó là giá bán trên thị trường cũng như giá thu mua các nguồn nguyên vật liệu đều bị siết chặt. Chuỗi cung ứng hiện nay có vai trò rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.

Nhìn chung,Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Chi phí cho chuỗi cung ứng scm giảm từ 25-50%
  • Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
  • Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25-80%
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%
  • Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo có thể giúp cho doanh nghiệp duy trì được số lượng hàng hóa, cân bằng giữa tồn kho và hàng bán. Tuy nhiên, nhà quản trị cần đưa ra những dự báo chính xác về quy luật cung, cầu để xác định mức hàng tồn kho hợp lý, tránh gây ra hiện tượng lũng đoạn thị trường. 

Kết quả hình ảnh cho SCM là gì?

Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

Chiến lược chuỗi cung ứng của bạn nên tập trung vào việc chuyển giao và di chuyển hàng tồn kho hiệu quả – đó là cách hiệu quả duy nhất để cân bằng giữa những khó khăn thường khó dự báo về nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.

Các sản phẩm có vòng đời ngắn có thể yêu cầu chuỗi cung ứng tập trung vào tốc độ. Thay vào đó, các ngành công nghiệp cạnh tranh cao có thể tập trung vào hiệu quả chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí.

Thiết lập chuỗi cung ứng toàn diện

Một chuỗi cung ứng toàn diện bao gồm tất cả các hoạt động: Sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển.

Sản xuất là hoạt động bên trong doanh nghiệp từ việc quản lý nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, tạo ra thành phẩm, đóng gói, lưu kho.

Tồn kho: Bao gồm: Tồn kho chu kì, tồn kho theo mùa, tồn kho an toàn.

Địa điểm: địa điểm lưu kho, địa điểm nhà kho,…

Vận chuyển: Vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường tàu,…

Công nghệ về dự báo đã trở nên đáng tin cậy và chi tiết hơn nhiều. Các công cụ dự báo được hỗ trợ bởi các tài nguyên tính toán hiệu năng cao có thể tạo ra các dự báo đáng tin cậy dựa trên dữ liệu bán hàng cũng như dữ liệu nhân khẩu học, xu hướng địa lý và thậm chí dự báo thời tiết.

nhìn nhận scm toàn diện

Xu hướng SCM của ngành

Nếu một số nhà cung cấp của bạn bắt đầu yêu cầu một số loại thông tin nhất định hoặc đang chuyển sang các mô hình cung ứng chỉ kịp thời hay nếu các nhà cung cấp dường như kết hợp với một tiêu chuẩn dữ liệu cụ thể, ít nhất bạn nên chuẩn bị thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng của mình để bạn sẵn sàng chấp nhận những thay đổi khi cần thận trọng.

Kết hợp quản lý rủi ro với quản lý chuỗi cung ứng

Xác định các rủi ro để thực hiện tối ưu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các liên kết yếu nhất hoặc kém an toàn nhất trong chuỗi cung ứng của bạn là gì? Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu những rủi ro? Hãy đưa ra các kế hoạch hành động!

Sau đó xác định các nhà cung cấp thay thế hoặc tài nguyên vận chuyển và chỉ định các thành viên trong nhóm cho các hành động phản ứng cụ thể khi có sự cố trong chuỗi cung ứng.

Nếu bạn là một người quản lý của doanh nghiệp và đang muốn tăng trưởng doanh nghiệp của mình – Liên hệ tư vấn miễn phí và triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp WinERP cho doanh nghiệp.

  • Leo Minh – Sales Manager WinERP – Admin Cộng đồng quản trị doanh nghiệp tổng thể WinERP
  • SĐT: 0708.777767 – 0775.386888
  • Email: minh.caonguyenleminh@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top