Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Rate this post

Mô hình năm áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (tiếng Anh: Porter’s Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành. Nào cùng Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter nhé.

Mục lục

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì? - ảnh internet
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì? – ảnh internet

Michael Porter là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới, ông đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong đó, ông mô hình 5 áp lực cạnh tranh được cho là một thành tựu của nhân loại.

Mô hình Porter’s Five Forces (mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter) được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979 với nội dung tìm ra yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

5 lực lượng môi trường ngành

Theo Porter, nhà quản lí chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này và xây dựng một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức.

Mô hình "năm lực lượng cạnh tranh" của M.Porter
Mô hình “năm lực lượng cạnh tranh” của M.Porter

– Khả năng thương lượng (quyền lực) của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức được đánh giá bởi việc các nhà cung cấp có khả năng “ép” giá dễ đến đâu.

Điều này được quyết định bởi các yếu tố như số lượng các nhà cung cấp, tính khác biệt của các sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp, qui mô và sức mạnh của nhà cung cấp, chi phí chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác…

– Khả năng thương lượng (quyền lực) của khách hàng được đánh giá bởi việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới tổ chức hay giảm giá sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp dễ đến đâu.

Điều này được quyết định bởi số lượng khách hàng, tầm quan trọng của từng khách hàng đối với tổ chức, chi phí để một khách hàng chuyển từ nhà cung cấp (tổ chức) này sang tổ chức khác…

– Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành/lĩnh vực (competitive rivalry) trên nhiều phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành đó.

Yếu tố quyết định chính là số lượng và năng lực của các đối thủ cạnh tranh; nếu trong một ngành/lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau thì mức hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đó sẽ giảm đi.

– Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh.

– Mối đe doạ từ các đối thủ mới luôn là một yếu tố đáng quan tâm. Nhiều khi cán cân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện các đối thủ “nặng kí” mới.

Ngành hấp dẫn sẽ thu hút nhiều đối thủ tiềm năng, đòi hỏi tổ chức cần có rào cản mạnh mẽ và vững chắc cho việc gia nhập ngành, ví dụ như lợi thế về qui mô, bằng sáng chế, đòi hỏi vốn lớn hoặc chính sách của nhà nước…

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của coca cola, vinamilk, apple

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:

– Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,

– Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,

– Sự khác biệt của các nhà cung cấp,

– Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,

– Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,

– Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,

– Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,

– Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở:

– Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,

– Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,

– Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở:

– Các lợi thế chi phí tuyệt đối,

– Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,

– Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,

– Chính sách của chính phủ,

– Tính kinh tế theo quy mô,

– Các yêu cầu về vốn,

– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

– Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,

– Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,

– Khả năng bị trả đũa,

– Các sản phẩm độc quyền.

4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:

– Vị thế mặc cả,

– Số lượng người mua,

– Thông tin mà người mua có được,

– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

– Tính nhạy cảm đối với giá,

– Sự khác biệt hóa sản phẩm,

– Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,

– Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,

– Động cơ của khách hàng.

5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:

– Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,

– Mức độ tập trung của ngành,

– Chi phí cố định/giá trị gia tăng,

– Tình trạng tăng trưởng của ngành,

– Tình trạng dư thừa công suất,

– Khác biệt giữa các sản phẩm,

– Các chi phí chuyển đổi,

– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,

– Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh,

– Tình trạng sàng lọc trong ngành.

Ví dụ về 5 yếu tố cạnh tranh của Porter

Martin Johnson quyết định thay đổi sự nghiệp và trở thành một nông dân – anh ta luôn yêu nông thôn và muốn có một công việc mà anh ta có thể làm sếp của chính mình. Anh ta tạo phân tích 5 yếu tố cạnh tranh của Porter.

Tìm Hiểu Về Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter - YBOX

Mối lo lắng anh ta tìm thấy:

  • Nguy cơ thâm nhập thị trường khá cao. Nếu bất cứ ai trông như thể họ đang tạo ra lợi nhuận bền vững, đối thủ cạnh tranh mới có thể bước vào ngành này một cách dễ dàng, giảm lợi nhuận.
  • Đối thủ cạnh tranh lớn. Nếu ai đó tăng giá, họ sẽ nhanh chóng bị đánh úp. Cạnh tranh gay gắt sẽ gây sức ép lên giá mạnh.
  • Quyền lực của người mua lớn, một lần nữa cho thấy áp lực giảm giá mạnh.
  • Có một số mối đe dọa thay thế.

Trừ khi Martin có thể tìm ra một cách để thay đổi tình huống này, đây có vẻ là một ngành rất khó khăn để tồn tại. Có lẽ anh ta sẽ cần chuyên môn hóa trong một khu vực thị trường được bảo vệ khỏi một số lực lượng này hoặc tìm một doanh nghiệp liên quan mà có vị trí mạnh hơn.

Những điểm chính

5 yếu tố cạnh tranh của Porter là một công cụ quan trọng, giúp bạn hiểu được các yếu tố hình thành nên sự cạnh tranh trong một ngành. Nó cũng hữu ích giúp bạn điều chỉnh chiến lược của mình phù hợp với môi trường cạnh tranh và để cải thiện lợi nhuận tiềm năng.

Nó hoạt động bằng cách xem xét lần lượt 5 yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh.

  • Quyền lực nhà cung cấp: khả năng nhà cung cấp tăng giá đầu vào
  • Quyền lực người mua: khả năng người mua giảm giá
  • Đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh trong ngành
  • Mối đe dọa thay thế: mức độ sản phẩm và dịch vụ khác được sử dụng thay cho sản phẩm của bạn
  • Mối đe dọa gia nhập thị trường: mức độ dễ dàng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh nếu họ nhận thấy bạn đang có lợi nhuận tốt (và sau đó giảm giá xuống).

Bằng cách xem xét tác động của mỗi yếu tố tới bạn và xác định điểm mạnh và định hướng của nó, bạn có thể nhanh chóng đánh giá vị trí của mình.

5 áp lực cạnh tranh của Porter (Porter's Five Forces) - Babuki.vn

Sau đó bạn có thể xem xét thay đổi chiến lược, đem lại lợi nhuận lâu dài.’

Xem thêm:  Phân tích các loại rủi ro trong kinh doanh

Ích lợi của mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter?

Mọi người chủ và cổ đông của một doanh nghiệp đều có chung một câu hỏi: làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?

Bằng việc đánh giá ngành kinh doanh với mô hình này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể của môi trường kinh doanh này. Thực sự thì mô hình này cũng có thể được áp dụng để hiểu rõ hơn các đối thủ cạnh tranh lớn hiện tại. Việc xác định được thế mạnh và điểm yếu của họ cho phép ta nghĩ ra chiến lược tốt hơn để đẩy mạnh hơn tính cạnh tranh của ta.

Chúng ta cũng có thể đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp mình bằng cách so sánh chúng ta với các đối thủ cạnh tranh khác để xem liệu thị trường đã bão hoà hay chưa.

Mặt khác, mô hình này cho ta thấy ta vượt trội hơn ở mặt nào. Do đó, ta có thể dành nhiều nỗ lực hơn để mở rộng thế mạnh cạnh tranh để luôn luôn vượt lên trước các đối thủ.

Bên cạnh đó, sau khi phân tích tình trạng hiện tại và tiềm năng tương lai của năm áp lực cạnh tranh, chúng ta có thể định hướng những áp lực này để có lợi cho ta. Chỉnh sửa chiến lược có thể thay đổi tác động của các áp lực cạnh tranh lên tổ chức. Một sự dịch chuyển định hướng hợp lý có thể đưa công ty tới một tương lai tươi sáng hơn.

Thách thức nào cho mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter?

Dù mô hình của Porter có thể được áp dụng cho nhiều mục đích sử dụng, nhưng nó hơi quá lý tưởng để dùng xem xét ngành kinh doanh. Mô hình này đưa ra định hướng để đánh giá môi trường kinh doanh nhưng phân tích này dựa trên giả định một thị trường hoàn hảo.

Trong thực tế, thị trường hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ, ở trong điều kiện lý tưởng nên không thể nào có thể đánh giá môi trường kinh doanh một cách hoàn hảo với mô hình này. Thay vào đó, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho các cấu trúc thị trường đơn giản.

Drive Business Strategy & Competitiveness with Porter's Five ...

Hơn nữa, mô hình này xem nhẹ áp lực thứ sáu – Người bổ trợ. Người bổ trợ chỉ những người bán sản phẩm hoặc dịch vụ được dùng kết hợp với một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một đối thủ. Intel và Apple là một ví dụ hay khi họ cạnh tranh rất cao nhưng lại không có sự liên quan rõ ràng nào của họ trong ngành này. Xem xét cả nguồn áp lực thứ sáu sẽ làm mô hình này hoàn hảo hơn.

Cuối cùng, mô hình này cũng xem nhẹ thành phần công nghệ trong thế giới kinh doanh ngày nay. Vì mô hình được đưa ra từ năm 1979, khả năng tác động của công nghệ gần như bị bỏ qua so với ngày nay. Bỏ qua khía cạnh công nghệ có thể làm cả bài phân tích không chính xác. Vì vậy, ác yếu tố kỹ thuật số hoá hoặc toàn cầu hoá thường được thêm vào mô hình hiện giờ.

Xem thêm:  Bí quyết quản lý quan hệ khách hàng doanh nghiệp hiệu quả

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – WinERP 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top