Kinh nghiệm quản lý sản xuất trong doanh nghiệp bạn cần biết

Rate this post

Mục lục

Khái niệm quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

– Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?

– Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.

– Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.

– Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.

Hiểu được tính chất công việc

Vận hành quy trình sản xuất trong tổ tại phân xưởng, nhà máy; ổn định số lượng hàng hóa; nâng cao chất lượng sản phẩm; cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên và nhu cầu của khách hàng; giải quyết những vấn đề phát sinh (nếu có); …đều là những công việc mà một Tổ trưởng sản xuất phải trực tiếp đảm nhiệm.

Tổ trưởng sản xuất là người hàng ngày quản lý hàng chục công nhân làm việc. Tuy nhiên, đối tượng công nhân lao động tại Việt Nam lại có đặc thù chung như: nhiều vùng miền, trình độ chưa cao và không đồng đều, nhận thức và ý thức còn thấp và khác nhau, tính bè phái và cảm tính, …

Quản lý sản xuất đã khó, quản lý con người, nhất là tác phong nghề nghiệp còn khó hơn. Một người quản lý giỏi không chỉ thành công trong việc hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt mức đã nhận, mà còn phải nâng cao ý thức, nhận thức của từng công nhân vào nhận thức chung của tập thể, của công ty.

Là một người quản lý có năng lực, trách nhiệm và đạo đức, bạn phải quan tâm đến những điều sau:

+ Tố chất của người quản lý: bỏ qua những yếu tố bẩm sinh, người quản lý cần trang bị những đặc điểm như: tướng tá, giọng nói, gương mặt, tác phong, tính tình, sự hòa đồng trong mức cho phép,…thích hợp với yêu cầu công việc.

Cụ thể, một quản lý đúng chuẩn là người có tác phong gọn gàng, chuẩn mực; gương mặt đủ nghiêm nghị nhưng không nhăn nhó, căng thẳng; ăn nói rõ ràng và chỉ nói vào trọng tâm; không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc; sẵn sàng cười chào, dù xã giao, với công nhân; đối xử công bằng, công tư phân minh với cấp dưới, đồng thời khéo léo với cấp trên;…những điều này tạo sự tôn trọng, tin tưởng và sự thoải mái nhất định trong tổ.​

+ Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất: đó là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, những kỹ năng bổ trợ cho công việc như vi tính văn phòng. Là người chịu trách nhiệm truyền đạt nhiệm vụ sản xuất, quy định, quy chế chung của cấp trên đến các công nhân trong tổ, người quản lý cần nói chính xác, rõ ràng mọi vấn đề. Bởi chỉ cần bạn nói thiếu ý hoặc không rõ ý thì hậu quả có thể sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cần nói nhẹ nhàng, lịch sự, đúng chuẩn, không quát tháo, chửi mắng hay có hành vi “cậy quyền” để ra lệnh vượt ngoài khả năng và quy định cho phép. Ngoài ra, khi nội bộ xảy ra sự cố hay mâu thuẫn, cần bình tĩnh lắng nghe, nhìn nhận khách quan, không cảm tính; nắm bắt tình hình, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, giải quyết tận gốc, nhanh chóng đi vào sản xuất bình thường.

Kiểm soát thời gian làm việc và chất lượng công việc của mỗi nhân công

Việc kiểm soát số lượng nhân viên là chưa đủ, cái quan trọng hơn là người quản lý phải nắm được chất lượng công việc của mỗi đội công nhân nhất định. Hiện nay, có rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian hay theo sản lượng.

Đây là việc làm nhằm mục đích tránh được sự lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, tránh tổn thất hiệu quả của xí nghiệp, công trình. Người quản lý phải là người kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân bao gồm thời gian và năng suất công việc của họ để có thể định hình được chiều hướng công việc của từng bộ phận và toàn thể doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Các công nhân sẽ nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay làm việc vượt định mức để có được thu nhập tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý

Có chế độ thưởng phạt hợp lý cho đội ngũ công nhân luôn là điều không thể thiếu trong hoạt động của công ty, xí nhiệp. Để động viên tinh thần làm việc của nhân viên thì cần phải có những chính sách khen thưởng xứng đáng với những công nhân, tổ công nhân: hoàn thành tốt công việc, đề xuất những ý tưởng hay,…

Việc đưa ra một định mức phần thưởng và hình phạt chính là tiêu chí, động lực khiến họ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, người quản lý cần linh hoạt trong vấn đề này, không chỉ thưởng cho những nhân viên chăm chỉ mà còn chú trọng vào những người có ý tưởng hay, có khả năng rút ngắn thời gian và tăng năng suất công việc của mình.

Ban tặng cơ hội cho các nhân viên thực sự ưu tú cơ hội phát triển nghề nghiệp (nhận được thêm nhiều chức vụ và có trách nhiệm hơn) hoặc mở rộng được nghề nghiệp cũng là một ý hay để chọn phần thưởng.

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý
Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý

Bên cạnh đó, những quy chế xử phạt với công nhân vi phạm cũng phải rõ ràng và cần thực hiện một cách công bằng để duy trì nề nếp hoạt động của nhà máy, xí nghiệp.

Đừng quên trong việc thưởng phạt cũng cần lưu tâm đến việc đối xử công bằng với tất cả các công nhân trong nhà máy, đây là yếu tố quan trọng để gắn kết công nhân lại với nhau. Trong công tác quản lý, thiên vị trong khen thưởng là điều không nên bởi bất kỳ một sự thiên vị nào cũng sẽ làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột.

Ngoài khen thưởng, cách phạt, răn đe cũng là một con dao hai lưỡi, ngườ quản lý cũng nên cân nhắc xem xét linh hoạt xử lý trong từng trường hợp. Vẫn biết quy định đặt ra cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhưng đôi lúc các quản lý cũng cần phải biết “lạt mềm buộc chặt”.

Ví dụ: Với những công nhân có lý do chính đáng – đột xuất nên đi trễ 1 vài phút, các tổ trưởng chỉ cần đến nhắc nhở nhẹ nhàng “Hôm nay, anh/ chị/ em ở lại làm việc thêm 5 phút nhé.” Điều này sẽ khiến công nhân vui vẻ làm việc thêm vì không bị trừ lương và cũng đảm bảo công nhân đó vẫn làm đủ thời gian quy định.

Xem thêm:  Các chương trình khuyến mãi độc đáo trong kinh doanh

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công. 

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top