Khấu hao tài sản cố định là gì? Ý nghĩa khấu hao tài sản trong kế toán

Rate this post

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Trong kế toán việc khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có công tác này. Bài viết này, Winerp.vn sẽ cung cấp các kiến thức về khấu hao tài sản là gì? Ý nghĩa khấu hao tài sản trong kế toán là gì?

Mục lục

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Trước khi đi vào khấu hao tài sản cố định bạn phải hiểu rõ về khái niệm Tài sản cố định là gì? 

Tài sản cố định có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình:

– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất: như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Khấu hao tài sản cố định là gì? 

Là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định. Nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua (máy móc thiết bị) phục vụ sản xuất trị giá 100 triệu, giả sử theo quy định khấu hao là 5 năm => tỷ lệ 20%/năm như vậy mỗi tháng em phải đưa vào “Tổng” giá thành sản phẩm 1.666.666 đồng (nếu sx 1.000 sp thì giá thành mổi sản phẩm “chịu thêm”1.666 đồng (có nghĩa là 1 sp em tiết kiệm được 1.666 đ). Sau khi khấu hao đủ 5 năm thì em đã có đủ tiền mua một tài sản mới có giá trị 100 tr đ.

tài sản cố định là gì
Khấu hao tài sản cố định là gì?

Quy định về thời gian khấu hao tài sản cố định

Vì có thời gian sử dụng dài và tránh việc khấu hao tài sản cố định quá nhanh dẫn đến tính toán không đúng về lợi nhuận khi xác định thuế TNDN. Vì vậy, thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải căn cứ vào khung thời gian đã được quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:

Trích khấu hao tài sản cố định là gì?

Ý nghĩa của Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

– Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý là biện pháp giúp DN thực hiện bảo toàn vốn cố định của mình.

– Thông qua việc khấu hao TSCĐ hợp lý có thể giúp DN thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ đó hết thời gian sử dụng.

– Bên cạnh đó, khấu hao TSCĐ còn là nhân tố quan trọng để xác định giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

– Không những vậy, việc tính khấu hao tài sản cố định chính xác cũng là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.

Các phương pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao tuyến tính

Khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao TSCĐ đơn giản nhất. Trong đó định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.

Ví dụ: Tài sản cố định có giá trị 100 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao tuyến tính thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 20 triệu đồng/ năm.

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm.

Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được xác định như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế.

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Hoặc tính theo công thức như sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Khấu hao theo số dư giảm dần.

Theo như phương pháp tính khấu hao này thì:

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỉ lệ khấu hao.

Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý đem lại nhều lợi ích cho DN. Là một nhân viên kế toán thực tế bạn cần nắm rõ về vấn đề này.

KẾT LUẬN: Khấu hao TSCĐ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của một nhân viên kế toán. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến báo cáo tài chính và đóng thuê thu nhập doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý đem lại nhều lợi ích cho DN. Là một nhân viên kế toán thực tế bạn cần nắm rõ về vấn đề này. Hi vọng bài viết của Winerp.vn đã cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top