Hiệu quả sản xuất trong kinh doanh là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Rate this post

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.

Mục lục

Khái niệm hiệu quả sản xuất trong kinh doanh

Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn…) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.

Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.

2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một chỉ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lời của doanh nghiệp. Đây là chỉ số chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận thuần / Tổng doanh thu

Tỷ số này phản ánh lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương cho thấy doanh nghiệp hoạt động có lãi, tỷ số càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp có lãi càng lớn. Ngược lại, tỷ số này âm đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ.

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi giá bán và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nếu như giá bán cao hoặc nhà quản trị quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt hoặc cả hai thì tỷ số này sẽ cao. Ngược lại, nếu như tỷ số này giảm nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp đang mất kiểm soát với chi phí sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp đang phải sử dụng chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán cho khách hàng.

Trong nghiên cứu năm 1998 của Stanwick cũng chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản. Tỷ số này là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời tài sản – Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản

Tổng tài sản gồm TSDH và TSNH của một doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ số này lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Tỷ suất sinh lời TSDH = Lợi nhuận thuần / Tổng TSDH

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. + Hiệu suất sử dụng TSLĐ

Tỷ suất sinh lời TSNN = Lợi nhuận thuần / Tổng TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. Tuy nhiên, nhân tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khoa học – công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Song, mặt trái của khoa học – công nghệ phát triển chính là làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn.

Thậm chí có những máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án thôi mà đã bị lạc hậu. Do vậy, việc theo đuổi khoa học – công nghệ với một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Ngoài yếu tố khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng tài sản còn bị tác động bởi thị thường tiền tệ, thị trường chứng khoán, đối thủ cạnh tranh. Yếu tố con người cũng có tác động nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, chiến lược đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả từ đấy dẫn đến sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hay tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong doanh nghiệp cao cũng mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.

McGuire và cộng sự, 1988;. Russo và Fouts năm 1997; Stanwick và Stanwick, 2000; Clarkson và cộng sự, 2008 dùng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu khác của Cohen, Chang và Ledford (1997) cũng cùng quan điểm, dùng ROA làm thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hiệu quả sử dụng vốn là tỷ số giữa tổng doanh thu và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Tỷ suất sinh lời trên VCSH = Lợi nhuận thuần/ VCSH

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay nói cách khác khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp càng lớn.

Để tăng chỉ tiêu này các nhà quản trị có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời giảm chi phí làm gia tăng lợi nhuận thuần. Hoặc doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn bằng cách nâng cao vòng quay tài sản hay nói cách khác doanh nghiệp tăng tỷ số này bằng cách cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tỷ số này lên bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính tức là vay nợ để tăng vốn đầu tư.

Một nghiên cứu của Bowman và Haire, 1975 đưa ra đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

2.4. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí là yếu tố gắn liền với mọi công đoạn trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chí phí được hiểu như là cái giá mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Việc sử dụng chi phí có hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực đầu vào mà vẫn nâng cao được hiệu quả đầu ra.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta có những chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng chi phí:

Hiệu suất sử dụng chi phí = Doanh thu/ Tổng chi phí SXKD trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Tỷ suất lợi nhuận của chi phí:

Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Lợi nhuận/ Tổng chi phí SXKD trong kỳ

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Việc quản lý tốt các chi phí bỏ ra đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác cần tính các chỉ tiêu trên rồi so sánh năm đang phân tích với năm gốc. Nếu các chỉ tiêu trên càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại.

Cohen, Chang và Ledford (1997) cho rằng nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) được các nhà phân tích sử dụng chủ yếu để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh. McGuire và cộng sự, 1988; Russo và Fouts năm 1997; Stanwick và Stanwick, 2000; Clarkson và cộng sự, 2008 cũng cho rằng thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (ROA). Tuy nhiên, Bowman và Haire, 1975, lại lấy nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn làm thước đo (ROE) và Stanwick và Stanwick, 1998 lấy nhóm chỉ tiêu thu nhập trên doanh thu (ROS) để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, từ những nghiên cứu của các tác giả trước, trong phạm vi nghiên cứu khóa luận này, tác giả chọn chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bản chất của hiệu quả sản xuất trong kinh doanh

Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Bản chất về mặt lý thuyết

Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.

Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là :

H = K – C H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh

K : Là kết quả đạt được

C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào

Còn về so sánh tương đối thì :

H = K\C

Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần… Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.

Bản chất về mặt thực tế lâu dài

Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường…. Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.

Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài : Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt qúa trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp (Company Size)

Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp mà có lực lượng sản xuất đạt trình độ kỹ thuật cao, quy mô lớn. Có khả năng tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao và mới trên thế giới. Có các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu. Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinh doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành thay đổi trên thị trường và nước ngoài.

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ là doanh nghiệp có phạm vi quy mô nhỏ hẹp, lực lượng sản xuất ít, công cụ sản xuất chưa hiện đại, còn mang tính truyền thống, phạm vi hoạt động chưa phát tán rộng, chỉ sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, chưa có các tổ chức nghiên cứu sâu rộng trên thị trường.

Đặc biệt do đặc trưng của ngành nghề sản xuất kinh doanh là ngành xây dựng nên quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngành xây dựng có một đặc thù riêng đó là cần có nguồn vốn lớn. Vì thế với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế về vốn, nhà xưởng, kho, bãi và có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ thì nhà quản trị dễ dàng trong việc quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực. Nếu một doanh nghiệp có quy mô lớn mà công tác quản trị không tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh chưa chắc hiệu quả bằng một doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Quy mô của một công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và nó ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó bằng nhiều cách. Quy mô công ty được coi là một yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận của công ty (Babalola, p. 90, 2013). Một số nghiên cứu chỉ ra sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong nghiên cứu của Malik (2011) đã chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ dương với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Đòn bẩy tài chính (Leverage)

Đòn bẩy là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một công ty.

Đòn bẩy tài chính = Tỷ lệ nợ/ Vốn chủ sở hữu

Các quyết định tài chính hay đòn bẩy là một quyết định quan trọng của nhà quản lý vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đông, rủi ro và giá trị thị trường của công ty. Tỷ lệ nợ trên VCSH có ý nghĩa đối với cổ tức và rủi ro của các cổ đông, điều này ảnh hưởng đến chi phí vốn và giá trị thị trường của công ty (Pandey, 2007).

Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các nhà đầu tư.

Đòn bẩy tài chính giúp cho nhà quản trị tài chính có thêm công cụ làm gia

tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần thường từ đấy mà có thể thu hút nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của VCSH. Hay nói các khác, đó chính là sự tác động của đòn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của VCSH;

Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà VCSH không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Như vậy, đòn bẩy tài chính cũng giúp nhà quản trị có thêm thông tin để quản lý nợ, quản lý VCSH tốt hơn;

Ngoài ra đòn bẩy tài chính còn là công cụ giúp doanh nghiệp dự đoán nhanh thu nhập trên vốn cổ phần thường. Từ những dự đoán trên nhà quản trị của doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp;

Mặc dù đòn bẩy tài chính như một lực tác động lên doanh nghiệp làm khuếch đại khả năng tài chính của doanh nghiệp song nó như một con dao hai lưỡi. Nếu không biết sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm sẽ khiến doanh nghiệp gặp không ít rủi ro về tài chính.

Gupta và cộng sự (2010) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn và hoạt động tài chính. Ghosh, Nag và Sirmans (2000), nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra mối quan hệ giữa đòn bẩy và hiệu quả tài chính là mối quan hệ dương, trong khi Gleason và cộng sự (2000), Simerly và Li (2000) cho thấy mối quan hệ âm giữa hiệu quả tài chính và đòn bẩy tài chính. Tương tự như vậy, Zeitun và Tian (2007) phát hiện ra rằng đòn bẩy tác động âm lên hiệu quả hoạt động tài chính.

Theo lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn, mức nợ tối ưu cân bằng các lợi ích nợ so với chi phí của nợ (Gu, 1993) do đó, sử dụng các khoản nợ đến một kết quả nhất định trong tỷ lệ nợ trên VCSH sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên, lợi ích của nợ sẽ thấp hơn so với chi phí sau khi đạt một mức độ nào đó của cấu trúc vốn. Nói cách khác, càng có nhiều công ty sử dụng nợ, thuế thu nhập công ty phải trả sẽ giảm, nhưng rủi ro tài chính của công ty sẽ lớn hơn. Dựa trên lý thuyết cân bằng cho cơ cấu vốn, các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của nợ mang lại lợi nhuận tốt hơn trên VCSH.

Khả năng thanh toán ngắn hạn (Liquidity)

Đây là yếu tố quan trọng để quyết định khả năng sản xuất cũng như là một chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá quy mô, tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Khả năng thanh toán gồm các chỉ tiêu:

Khả năng thanh toán ngắn hạn8: cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn

Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải duy trì chỉ tiêu này luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1 đồng nghĩa với việc tổng tài sản ngắn hạn phải lớn hơn tổng nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt.

Khả năng thanh toán nhanh9: cho biết khi không tính đến hàng tồn kho thì một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = ( Tông tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một doanh nghiệp có hàng tồn kho thấp. Hệ số này nếu nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả cao.

Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ của công ty đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Khả năng thanh toán tức thời = ( Tiền mặt + Các khoản tương đương tiền)/ Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cũng được nhà quản trị duy trì ở mức lớn hơn hoặc bằng 1. Khả năng thanh toán tức thời sẽ cho thấy công ty có khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần cân nhắc mức độ cất giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ một cách hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều tiền mà không có khả năng sinh lời.

Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có tính thanh khoản cao (có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh nhất) như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, hàng tồn kho,… Liargovas và Skandalis, (2008) lập luận rằng doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho các hoạt động đầu tư tài chính của mình khi các nguồn lực bên ngoài là không có sẵn. Mặt khác, tính thanh khoản cao hơn có thể cho phép một doanh nghiệp vượt qua được những tình huống bất ngờ và vượt qua khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

Almajali và cộng sự (2012) cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu suất tài chính của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp cần tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ ngắn hạn vì mối quan hệ dương giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và hiệu suất hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Thời gian quay vòng tiền10(Cash Conversion Cycle)

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng lưu kho + Thời gian thu tiềntrung bình

Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình

Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị lưu kho

Thời gian luận chuyển kho trung bình = 365 / Hệ số lưu kho

Thời gian luân chuyển kho trung bình được chọn là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó là một thước đo quan trọng để đánh giá việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả hay không. Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết số ngày cần thiết cho kho luân chuyển được một vòng. Hay nói cách khác thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết hàng tồn kho quay vòng bao nhiều lần trong một năm. (C.Madhusudhana và K.Prahlada, p. 43, 2009).

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Thời gian luân chuyển kho nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, không có tình trạng tồn kho. Hàng hóa sản xuất ra bán hết và sẽ thu hồi lại vốn nhanh chóng. Hay nói cách khác, thời gian luân chuyển kho trung bình của một doanh nghiệp nhỏ tức doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, thời gian luân chuyển kho trung bình lớn, hàng hóa sản xuất ra không bán được, lượng hàng tồn kho lớn thì doanh nghiệp đang đứng trước tình trạng sản xuất và kinh doanh không hiệu quả.

Hoặc sản xuất ồ ạt, vượt quá mức cầu của thị trường, hoặc doanh nghiệp chưa có chiến dịch kinh doanh tốt. Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược tốt hơn để cải thiện tình hình tồn kho của mình. John Ananiadis và Nikos C. Varsakelis, 2008, Shaskia G. Soekhoe, 2012, Chandrapala và Wickremasinghe,] 2012, Faisal Shakoor, et al, 2012 đã nghiên cứu và sử dụng vòng quay hàng tồn kho là nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần/ Phải thu khách hàng

Thời gian thu nợ trung bình = 365 Hệ số thu nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền. Chỉ tiêu này được thể hiện qua thời gian thu nợ trung bình. Căn cứ vào hệ số thu nợ để ta tính thời gian thu nợ trung bình. Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ các khoản phải thu khách hàng tăng cao. Cho khách hàng nợ nhiều thì có thể giữ chân khách hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng nợ lâu dài thì ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền luôn biến đổi theo thời gian, tiền mặt sử dụng ngay bao giờ cũng có giá trị hơn.

Vì thế mà thời gian thu nợ trung bình lớn quá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và dòng tiền trong doanh nghiệp dẫn đến việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả. Thời gian thu nợ trung bình mà thấp cho thấy việc thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp là nhanh chóng. Tốc độ thu hồi các khoản phải thu hồi tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. (A lgimantas Misiunas, p. 39, 2010). Olufemi và Ajilore, 2009, Hasan Agan Karaduman, et al, 2010, Ahsen Saghir, et al, 2011, Shaskia G. Soekhoe, 2012, Faisal Shakoor, et al , năm 2012 đã chỉ ra thời gian thu nợ trung bình là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Hệ số trả nợ = ( Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý chung, bán hàng, uản lý)/ Phải tả gười bán, lương, thưởng và thuế phải trả

Thời gian trả nợ trung bình = 365/ Hệ số trả nợ

Cũng giống như thời gian thu nợ trung bình, thời gian trả nợ trung bình của doanh nghiệp mà lớn thì doanh nghiệp không có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình hình sản xuất kinh doanh kém dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên và nộp thuế.

Thời gian hoạt động (Company Age)

Một doanh nghiệp thành lập lâu năm, có thời gian hoạt động nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh hơn so với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thời gian hoạt động trong ngành ngắn hay dài không quyết định sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả chịu tác động của các nhân tố sau dựa trên cơ sở là thời gian hoạt động:

Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động thì sẽ có kinh nghiệm trong việc đưa ra các chiến lược cạnh tranh, để có thể hạ thấp đối thủ mà vẫn dẫn đầu trong ngành. Ngoài ra, doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp không ít khó khăn về vốn, về kinh nghiệm quản lý. Từ vấn đề đó mà ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp mới hoạt động gặp quá nhiều khó khăn về đối thủ cạnh tranh có sẵn trên thị trường dẫn đến sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Thứ hai, sản phẩm thay thế: Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành, có đội ngũ quản lý và nhân viên chất lượng, giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra những sản phẩm thay thế tốt về chất lượng và giá cả cho khách hàng.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp còn non trẻ nếu định vị chính xác và đúng thị trường của sản phẩm thay thế thì cũng đem lại thành công không kém so với những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành. Thậm chí, nếu doanh nghiệp mới mà thành công thì họ sẽ tạo được bước nhảy đột phá trong việc kinh doanh của mình.

Thứ ba, khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Một nhà quản trị có kinh nghiệm sẽ định vị khách hàng tốt hơn, biết được mật độ dân cư, tâm lý và thói quen tiêu dùng,…từ đó có định hướng phát triển cho chất lượng và sản lượng của doanh nghiệp mình.

Với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong nghề có những ưu thế về khách hàng hơn. Song những doanh nghiệp mới gia nhập không phải là không có cơ hội. Những doanh nghiệp mới này có thể họ sẽ mất thời gian đầu để khách hàng chấp nhận sản phẩm của họ vì thế mà doanh nghiệp mới càng cần phải xúc tiến quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, bộ máy quản trị doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau :

Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng.

Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. Phần lớn doanh nghiệp trẻ dễ mắc phải sai lầm trên, sau khi đi vào hoạt động thì mới có thể rút ra được kinh nghiệm và hoàn thiện hơn bộ máy quản trị của doanh nghiệp mình.

Cuối cùng, môi trường văn hóa doanh nghiệp: Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanh nghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt với các doanh nghiệp khác.

Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù cò nhiều hay ít kinh nghiệm thì cũng nên chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho chính doanh nghiệp mình.

Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho rằng tuổi hoạt động của công ty và hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ liên quan trên lý thuyết mà trên thực tế cũng có tác động lẫn nhau.

Loderer, Neusser, and Waelchli, 2009 cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm khi các công ty có thời gian hoạt động lâu hơn.

Ở một nghiên cứu khác thì Agarwal and Gort, 2002 lại cho rằng những công ty hoạt động lâu năm trong ngành có kiến thức, năng lực và kỹ năng bị lỗi thời không cập nhật được xu thế của thị trường. Thậm chí tổ chức của công ty đó bị mục nát. Sorensen & Stuart (2000) lập luận rằng thời gian hoạt động của công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Cụ thể, hoạt động tổ chức của các công ty có thời gian hoạt động lâu năm sẽ mang tính ì, có xu hướng không linh hoạt và không đánh giá cao được sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Ở một nghiên cứu khác của Loderer et al, (2009) lại tìm thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tuổi của một công ty và lợi nhuận.

Hình thức sở hữu (State)

Theo Điều 3, khoản 5, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003) có viết “Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó”.

Nghiên cứu về hình thức sở hữu của các doanh nghiệp thì Dewenter và Malatesta (2001) đã chỉ ra rằng theo chu kỳ kinh doanh cho thấy giá trị của các công ty tư nhân thường cao hơn giá trị của các doanh nghiệp nhà nước do tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, sử dụng nợ và lao động ít hơn trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang cổ phần hóa các DNNN không chỉ tăng cường sự giám sát của các cổ đông mà còn tăng cường các nguồn lực của xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc cổ phần hóa chính là thay đổi bản chất công tác quản lý để nâng cao trách nhiệm của các cổ đông với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với các DNNN tài sản và nguồn lực do Nhà nước quản lý và sở hữu chính vì thế hiệu quả lao động của công nhân viên chức nhà nước không cao.

Hay tồn tại những tiêu cực trong doanh nghiệp như tham nhũng, không tận dụng được nhân tài,… Khi đã chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần thì các cổ đông trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh, trực tiếp giám sát sẽ có hiệu quả hơn. Vì tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cổ tức của chính bản thân họ. Người lao động sẽ có trách nhiệm và ý thức cao hơn trong công việc để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Kết quả hình ảnh cho hiệu quả sản xuất là gì

Hiện tại Trí thức cộng đồng đang triển các Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc Làm Bài Luận Văn, hãy liên hệ với đội ngũ Trí thức cộng đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ Làm Thuê Luận Văn. Với kinh nghiệm và đội ngũ trình độ cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhất.

Một số nhân tố vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia (Growth)

Tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội): là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, GDP là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ của một nước, nó không phân biệt kết quả thuộc về ai và do ai sản xuất ra.

Các doanh nghiệp sử dụng lao động và vốn đầu tư để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượng được sản xuất từ một khối lượng vốn đầu tư và lao động nhất định.

Sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp cao tức là doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, có nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của một nền kinh tế cao hay thấp đều phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó.

Tình hình lạm phát (Inflation)

Khái niệm: Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “J.Bondin và M.Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”

Theo một số nhà kinh tế học ở Việt Nam: Ông Bùi Huy Khoát chia sẻ quan điểm của luận thuyết “Lạm phát cầu kéo” và cho là lạm phát nẩy sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên… Xét đến cùng thì lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng và tiền.

Như vậy, dựa vào các luận điểm trên ở khía cạnh nào đó lạm phát xảy ra khi lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cho phép, đồng tiền nội tệ trong nước bị mất giá so với các đồng tiền ngoại tệ khác. Tác động tiêu cực của lạm phát dẫn đến kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vô hiệu hoá, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hoặc siêu lạm phát. Tác động tiêu cực đầu tiên là lạm phát kiềm chế các đầu tư dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn có tính đầu cơ gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá.

Tiếp theo, lạm phát làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn đi vay của các doanh nghiệp. Thứ nữa, lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn chính phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại, thậm chí còn bị suy giảm, đi đôi với sự ra đi của vốn trong nước là do sự mất ổn định của của giá cả và tiền tệ. Bên cạnh đó lạm phát cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế. Nếu lạm phát ở mức cho phép thì nó như điểm tựa để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lạm phát ở mức 2% – 5% có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội kích thích tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ (Currency Policy)

Và cuối cùng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: Thông thường, có 3 trạng thái của CSTT là nới lỏng (trạng thái 1), trung tính (trạng thái 2) và thắt chặt (trạng thái 3). Một cách giản lược, có thể hiểu trạng thái trung tính của CSTT được áp dụng khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức tiềm năng với lạm phát trong tầm kiểm soát.

Trạng thái nới lỏng được áp dụng khi kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Trạng thái thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng nóng trên mức tiềm năng với áp lực lạm phát cao

Điều chỉnh CSTT theo hướng nới lỏng (chuyển từ trạng thái 3 sang 2 hoặc 2 sang 1 hoặc tăng mức độ của trạng thái 1) sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế và kết quả kinh doanh của các công ty, qua đó tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngược lại.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top