Danh sách các công nghệ ERP: Đâu là lựa chọn phù hợp?

Rate this post

ERP là hệ thống tích hợp các nhiệm vụ một cách thống nhất cho tổ chức. Đa số các công ty cho rằng trung tâm bảo mật dữ liệu của họ đã được cải thiện nhờ sử dụng công nghệ ERP. Vai trò công nghệ thông tin trong ERP vô cùng to lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về danh sách các công nghệ ERP: đâu là lựa chọn phù hợp?

Mục lục

1. ERP là gì?

ERP (Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Phần mềm này gồm những công cụ quản lý quy trình kinh doanh chiến lược mạnh mẽ có thể được dùng để quản lý thông tin của một tổ chức.

Ngày nay, mọi công ty và tổ chức đều đối mặt với một thách thức chung: để duy trì cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, họ cần giải pháp độc lập và hiệu quả để lưu trữ và truy cập thông tin. Đó là tình huống mà ERP có vai trò quan trọng. Hệ thống này tích hợp tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp vào hệ thống thông tin toàn diện.

Với phần mềm ERP, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự động hóa và đơn giản những công việc, giúp người lao động trở nên hiệu quả hơn trong vai trò của họ. Tài nguyên này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về chủ đề Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Mục tiêu tổng quát của ERP là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như: vật tư, nhân lực, máy móc, tài chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

Các module chức năng cơ bản có trong hệ thống ERP cơ bản như: phân tích tài chính, kế toán, quản lý tồn kho, quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự. Bên cạnh đó một số hệ thống ERP hiện đại còn có tích hợp CRM, DMS…

Chúng ta sẽ có thể tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, cơ hội phát triển vững mạnh khi triển khai thành công phần mềm ERP.

2. Cấu trúc cơ bản của hệ thống ERP. Giải pháp triển khai ERP

Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp trên thực tế gồm hàng chục cơ sở dữ liệu, ứng dụng, API được kết nối. Thế nhưng, có thể xác định 3 thành phần chính tạo nên hệ thống cơ bản sau:

Cơ sở dữ liệu: đây là nơi lưu trữ những dữ liệu về tài sản của doanh nghiệp, như số lượng sản phẩm trong kho,…

Backend: Là công cụ thực hiện những hoạt động trong hệ thống theo yêu cầu của người sử dụng. Chẳng hạn: yêu cầu cơ sở dữ liệu tạo danh sách các sản phẩm cụ thể trong kho,…

Frontend: Giao diện cho phép người dùng giao tiếp với hệ thống và hình thành những yêu cầu liên quan tới công việc rồi hiển thị một cách rõ ràng và chính xác nhất.

2 giải pháp triển khai ERP:

Triển khai on-premise (triển khai tại chỗ):

Doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: hệ thống máy tính, máy chủ, không gian đặt,…và cần đáp ứng những tiêu chí nhất định dựa theo quy mô sử dụng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sở hữu toàn hệ thống, được quản lý và tự do khai thác dữ liệu theo cách mình muốn nhưng sẽ cần chi phí lớn, đội ngũ có chuyên môn để điều hành và kiểm soát.

Các nhà cung cấp phần mềm – custom software development company hiện nay sẽ hỗ trợ công tác khảo sát và thiết lập cơ sở hạ tầng thích hợp, thay bạn quản lý hệ thống một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Triển khai trên Cloud (điện toán đám mây):

Cloud ngày càng trở nên phổ biến khi người dùng có thể quản lý và khai thác dữ liệu trên trình duyệt web thông qua Internet.

Chi phí sẽ tính dựa trên số lượng người dùng, doanh nghiệp không phải trả tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nói cách khác càng có nhiều người dùng thì số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp càng cao.

Cách triển khai này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu cũng được đặt ra vì các dữ liệu do nhà cung cấp Cloud quản lý.

Các doanh nghiệp vừa và lớn hiện nay ưu tiên lựa chọn Private Cloud để đảm bảo an toàn cũng như quyền quản lý hoàn toàn.

3. Danh sách các công nghệ ERP: Đâu là lựa chọn phù hợp?

3.1 Hệ thống cơ sở dữ liệu

PostgreSQL

Là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu nguồn mở tiên tiến nhất được đưa vào danh sách công nghệ ERP được quan tâm hiện nay.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ hệ thống bảo vệ dữ liệu toàn vẹn dữ liệu, rất quan trọng đối với người dùng ERP.

MSSQL

MSSQL là một trong các cơ sở dữ liệu ERP phổ biến, giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào có yêu cầu.

MSSQL có thể hỗ trợ việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ, vì thế đảm bảo tính khả dụng và khả năng khôi phục. Bên cạnh đó, tính bảo mật tốt, chi phí cài đặt thấp khiến nó trở thành lựa chọn yêu thích hiện nay.

3.2 Công nghệ lập trình back-end

Nhắc đến ngôn ngữ lập trình sẽ có một danh sách khổng lồ để bạn lựa chọn. Dù thế, quyết định cuối cùng còn phụ thuộc vào mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển của bạn.

Một số gợi ý phổ biến:

.NET và ASP.NET

Theo Matt Long – CEO của một Software Company hàng đầu đầu tại Úc đó chính là Groove Tech đã chia sẽ .NET và ASP.NET chính là những công nghệ được yêu thích trong danh sách các công nghệ ERP, gồm ít mã hơn và tăng cường tái sử dụng những mã đó. Vì thế mà cắt giản thời gian và chi phí thực hiện.

.NET cho phép bạn tích hợp ứng dụng dễ dàng qua internet, gồm quản lý chuỗi giá trị, quản lý kế toán, ứng dụng sản phẩm, dịch vụ…

Java

Cũng giống như .NET, Java có thể dùng cho các hệ thống ERP thiết lập trên web hoặc máy tính hoặc cùng lúc cả 2.

Bạn có nhiều lựa chọn về khung phát triển web với phiên bản web được kết nối cùng một chương trình Java, mang lại trải nghiệm nhất quán trên các trình duyệt và nền tảng khác nhau.

Java đảm bảo bảo mật dữ liệu, người sử dụng có thể tải các tài liệu từ bất kỳ trang web nào xuống mà không gây ra thiệt hại về dữ liệu. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp nhiều tính năng linh hoạt, hiệu quả.

Ruby

Ruby là cái tên tiếp theo tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Công nghệ này có khả năng mở rộng các module nhờ tính năng tự lưu trữ của nó.

Ruby trở thành ngôn ngữ lập trình tốt nhất CRM bởi cơ sở dữ liệu nhanh. Không những thế, đây cũng là lựa chọn tốt cho hệ thống ERP được thiết lập trên web mà không có phiên bản dành cho máy tính và di động.

Python

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao, ứng dụng trong phát triển website. Python có cú pháp đơn giản và mở, được sử dụng trong lập trình từ những game đơn giản nhất tới những thuật toán hết sức phức tạp.

PHP

PHP là ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở, được sử dụng để tạo ra những ứng dụng web chạy trên máy chủ.

Ngôn ngữ kịch bản là một nhánh của ngôn ngữ lập trình, tập tin chứa mã lệnh viết bằng ngôn ngữ kịch bản như PHP có thể chạy trực tiếp trên máy mà không cần chuyển sang một định dạng khác.

3.3 Công nghệ Frontend cho ERP

JavaScript

JavaScript là một trong những trụ cột chính của ứng dụng web hiện đại. Trong hầu hết các trường hợp thì đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có ý định xây dựng một hệ thống ERP trên đám mây.

AngularJS

AngularJS là framework có cấu trúc cho ứng dụng web động, cho phép bạn sử dụng HTML như một ngôn ngữ mẫu và có thể mở rộng cú pháp.

AngularJS loại bỏ phần lớn code mà bạn thường viết, đây cũng là điểm cộng giúp ngôn ngữ này trở thành đối tác lý tưởng của bất kỳ công nghệ ERP nào.

ReactJS

React Js là thư viện được viết bằng JavaScript, dùng để xây dựng giao diện người dùng trên 2 nền tảng chính là web app và mobile app. Mang lại nhiều trải nghiệm tích cực cho người dùng và cả khả năng hot reload giúp lập trình nhanh hơn.

Sự đa dạng của ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu mang lại sự linh hoạt tuyệt vời khi lựa chọn công nghệ ERP. Hãy tìm hiểu kỹ và đưa ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mình nhé!

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top