Có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không?

Rate this post

Bên cạnh nội dung của Thông tư 68 thì điều quan tâm nhất là thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc Có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không?. Bởi vì hiện nay vẫn có nhiều nguồn thông tin không biết phải dựa vào đâu để thực hiện. Vậy cùng Winerp.vn tìm hiểu bên dưới bài viết nhé.

Mục lục

Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Theo khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019).

– Hóa đơn điện tử gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.

– Hóa đơn điện tử gồm 02 loại: Có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế, cụ thể:

+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử là gì?

+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Những lợi ích khi áp dụng hoá đơn điện tử

Tiết kiệm chi phí

– In hóa đơn (Chỉ cần in hóa đơn trong trường hợp khách hàng có yêu cầu sử dụng hóa đơn giấy);

– Phát hành hóa đơn đến khách hàng (Được phát hành qua phương tiện điện tử thông qua portal, e-mail);

– Lưu trữ hoá đơn (Lưu trữ bằng các phương tiện điện tử với chi phí nhỏ);

Dễ dàng quản lý

– Thuận tiện hạch toán, kế toán, đối chiếu dữ liệu;

– Không xảy ra mất mát, hư hỏng, thất lạc hoá đơn;

– Đơn giản hóa việc quyết toán thuế của Quý công ty;

– Thuận tiện cho việc kiểm tra của đơn vị quản lý Thuế.

Thuận tiện sử dụng

– Phát hành nhanh chóng, theo lô lớn;

– Dễ dàng trong việc lưu trữ;

– Đơn giản hóa việc quản lý, thống kê, tìm kiếm hoá đơn.

Những khó khăn khi áp dụng hoá đơn điện tử

Bên cạnh những lợi ích nhìn thấy rõ thì việc áp dụng HĐ điện tử cũng tồn tại những khó khăn như: Doanh nghiệp phải có một hạ tầng kỹ thuật tốt để đáp ứng những quy định của Luật Giao dịch điện tử và phải có nguồn nhân lực có chuyên môn tốt để có thể am hiểu và vận hành đúng theo yêu cầu của HĐ điện tử

Những khó khăn khi áp dụng hoá đơn điện tử
Những khó khăn khi áp dụng hoá đơn điện tử

Hóa đơn điện tử có bắt buộc không?

Tại Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ghi rõ: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”

Như vậy tại Nghị định này bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tính đến hết ngày 01/11/2019 buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Xem thêm:  Kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh

Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào?

Ngày 13/6/2019 Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế, tại khoản 2 Điều 151 quy định rõ hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế trước ngày 01/07/2022.

Theo đó mà rất nhiều bạn đang thắc mắc việc lùi thời gian tiến hành sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp đến 01/07/2022. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế 2019 không quy định thời điểm đăng ký áp dụng, khởi tạo hóa đơn điện tử mà chỉ quy định về khái niệm hóa đơn điện tử; nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; dịch vụ về hóa đơn điện tử, dịch vụ về hóa đơn điện tử. Như vậy thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được làm theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào?
Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào?

Mặt khác theo khoản 3 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC mới ban hành ngày 30/9/2019 hướng dẫn về việc thực hiện một số Điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP này cũng đã chỉ rất rõ “Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn”.

Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử

– Các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp: phát hành với số lượng hóa đơn lớn như: Điện, Nước, Viễn thông, Truyền hình

– Các đơn vị có nhiều chi nhánh, tại nhiều Tỉnh/Thành phố

– Các đơn vị có khách hàng không tập trung, ở nhiều Tỉnh/Thành phố

– Các doanh nghiệp xuất HĐĐT theo yêu cầu của ngành thuế

Quy trình phát hành

– Đăng ký phát hành với cơ quan thuế

– Khởi tạo HĐ điện tử

– Phát hành HĐ điện tử

Lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Căn cứ vào Điều 36 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP,

Với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nên lưu ý những mốc thời gian sau:

Lộ trình 1: Từ ngày 01/11/2018 – ngày 31/10/2020

Khoảng thời gian này là khi Nghị định 119 còn hiệu lực, ngày cuối hạn để các đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 31/10/2020.

Nếu các tổ chức đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc các hóa đơn đã mua từ CQT trước ngày Nghị định 119 có hiệu lực (1/11/2018) thì tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10/2020.

-> Như vậy có nghĩa là dù thế nào các doanh nghiệp vẫn phải 100% chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/11/2020.

Các tổ chức kinh doanh được thành lập trong khoảng lộ trình này nếu được CQT gửi thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử thì bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử. Nếu chưa đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử thì được phép sử dụng hóa đơn giấy theo quy định trong Nghị định 51/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

Các đơn vị khác được CQT thông báo chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện thì tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ, tuy nhiên cần phải gửi kèm Mẫu số 3 Phụ lục Nghị định 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.

Lộ trình 2: Từ ngày 01/11/2020

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong 100% việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định.

Các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành.

Trường hợp đặc biệt

Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục và cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Tóm lại, việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sẽ được thực hiện từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020. Theo đó, đây chính là khoảng thời gian để các doanh nghiệp chính thức khởi động để chuẩn bị cho bước “chuyển đổi điện tử” mạnh mẽ này.

Lùi thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 01/7/2022?

Trước đây, theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử quy định: Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định Nghị định 119/2018 thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.

Tuy nhiên mới đây, Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế vào ngày 13/6/2019. Tại khoản 2 Điều 151 quy định rõ:

– Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022;

– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế trước ngày 01/7/2022.

Do đó, không ít người thắc mắc về thời điểm phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế 2019 chỉ quy định về khái niệm hóa đơn điện tử; nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; dịch vụ về hóa đơn điện tử, dịch vụ về hóa đơn điện tử mà không quy định thời điểm đăng ký áp dụng, khởi tạo hóa đơn điện tử. Do đó, thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

* Thời điểm đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử

Theo khoản 3 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.

* Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.

Xem thêm:  Quản lý hóa đơn – Invoicing

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – WinERP 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tư vấn phần mềm
090909.8984
Scroll to Top